TPP, AEC và 5 tác động lớn đến kinh tế Việt Nam

Trở thành một phần của TPP và AEC sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam với tốc độ lớn nhất, nhờ tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư. Nhờ đạt thỏa thuận toàn diện về việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm tới 1,32%...
TPP, AEC và 5 tác động lớn đến kinh tế Việt Nam


Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam (VEPR), khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Kinh tế Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới, Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất.

Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên TPP, xuất khẩu liên tục tăng nhanh; hiện ở mức 38-39% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, Mỹ và Nhật là 2 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong TPP.

Ngược lại, tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ TPP cũng đang giảm dần (23% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2014); thay vào đó là nhập khẩu từ Trung Quốc (29,6%).

Kết quả nghiên cứu này dựa trên Mô hình phân tích thương mại toàn cầu (GTAP); với 5 tiêu chí tác động bao gồm: GDP, giá trị thương mại, tổng sản lượng, lao động có kỹ năng và phúc lợi xã hội.

Tác động lên GDP

Trở thành một phần của TPP và AEC sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam với tốc độ lớn nhất, nhờ tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư.

Ở kịch bản thứ nhất, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 1,03% sau khi rỡ bỏ mọi hàng rào thuế quan với các nước thành viên TPP.

Ở kịch bản thứ hai, nhờ đạt thỏa thuận toàn diện về việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm tới 1,32%.

Tác động lên giá trị thương mại

Sau khi dỡ bỏ mọi hàng rào thuế quan và phi thuế quan, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng nhập khẩu lớn khoảng 11%. Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ giảm từ 2,2-3,1 tỷ USD do hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ, cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài trở nên gay gắt hơn.

Bên cạnh đó, đầu tư sẽ tăng khoảng 9,2%; tiêu dùng tăng 6,9 tỷ USD và sản xuất tăng 2,4 tỷ USD.

Tác động lên tổng sản lượng

Dựa trên mô hình nghiên cứu của VEPR, giá trị sản xuất các ngành thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày… sẽ đạt mức tăng trưởng lớn nhất về giá trị xuất khẩu.

Mức tăng trưởng trong dịch vụ phân phối cũng sẽ thúc đẩy tăng giá trị tài sản cố định để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

Tác động lên nguồn lao động có kỹ năng

Ở kịch bản thứ 2, khi mọi hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dỡ bỏ, lực lượng lao động (kể cả lao động có kỹ năng và lao động phổ thông) trong ngành dệt may sẽ tăng ít nhất 40%.

Tuy nhiên, nhu cầu lao động sẽ chuyển từ lao động giản đơn sang lao động tạo giá trị gia tăng cao. Và điều này đồng nghĩa với mức tăng đầu tư cho người lao động để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.

Tác động lên phúc lợi xã hội

Tương tự như GDP, hầu hết các nước tham gia TPP đều cho thấy mức tăng phúc lợi kinh tế sau khi hiệp định có hiệu lực.

Theo dự báo của nhóm nghiên cứu VEPR, Việt Nam sẽ đạt mức tăng phần trăm lớn nhất, khoảng 5,4%; tương đương 6,1 tỷ USD. Trong khi đó, Nhật Bản là nước có lợi nhất với mức tăng lên tới 18,7 tỷ USD.


Theo trí thức trẻ



Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/