Tín dụng ngân hàng lại tăng "sốc"!

Sau chừng 2 năm bị siết chặt, tốc độ tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng lại bất ngờ tăng rất nhanh trong năm 2014, lên tới 17-18%, thậm chí tới 50%. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế năm 2014 chỉ ở mức 5,3% và hệ thống ngân hàng vẫn đang phải tái cơ cấu quyết liệt, thì lượng vốn được "bơm" gấp gáp có đem lại hiệu quả?

    Tín dụng ngân hàng lại tăng

    Tốc độ tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng lại bất ngờ tăng rất nhanh trong năm 2014. Nguồn: internet

    Quảng cáo

    Trước thời điểm năm 2011, các kênh đầu tư như: bất động sản, chứng khoán, vàng… hứa hẹn khả năng sinh lợi nhuận khủng nên đa phần ngân hàng đổ vốn vào đây. Tốc độ tăng tín dụng kỷ lục khi ấy lên tới trên 40%, còn phổ biến từ 15-20%. Còn trong năm 2014, thị trường chứng khoán và bất động sản mới "nhấp nháy" vài tín hiệu sáng sủa hơn, sản xuất vẫn còn khó khăn.

    Rộng cửa cho vay

    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tài chính, năm 2014, các ngân hàng đã "rộng cửa" cho vay vốn, hạ lãi suất đối với các doanh nghiệp, cá nhân vay kinh doanh, tiêu dùng…

    Sự hỗ trợ cho vay của nhiều ngân hàng còn được thể hiện ở những bản hợp đồng hợp tác, mà theo đó, ngân hàng vừa là nhà tài trợ vốn đầu tư dự án, sản xuất kinh doanh, vừa cam kết cho vay khách hàng mua sản phẩm (như với bất động sản, phân bón, cà phê…).

    Không chỉ kích cầu đẩy vốn ra, mà ngân hàng còn muốn "cầm đằng chuôi" với sự đảm bảo chắc chắn cho việc quản lý dòng tiền, thu hồi nợ vay. Cho vay nhiều, chất lượng nợ tốt thì mới đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận.

    Thực tế, mới qua hơn 1 tuần đầu năm 2015, một số ngân hàng, công ty chứng khoán đã tiết lộ kết quả kinh doanh sơ bộ của năm 2014 với những con số khá ấn tượng.

    Điển hình như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tăng trưởng tín dụng năm 2014 dự kiến đạt khoảng 18,9% với dư nợ hơn 461.000 tỷ đồng. Đây cũng là ngân hàng gốc quốc doanh có tốc độ tăng tín dụng 2 năm gần đây ở mức cao (năm 2013, tín dụng tăng 16,7%).

    Tín dụng tăng cao đã đóng góp đáng kể vào số lợi nhuận trước thuế hơn 6.000 tỷ đồng của BIDV. Tuy nhiên, nợ xấu lại thuộc nhóm cao với gần 7.000 tỷ đồng (cuối năm 2013), chiếm 2,37% và cuối tháng 9/2014 là 1,93%.

    Việc đẩy mạnh cho vay, về mặt số học thì có thể giúp BIDV "xử lý" giảm tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách (đến cuối năm 2014 giảm còn 1,8%, tương ứng khoảng 8.298 tỷ đồng).

    Tăng trưởng nóng đi liền rủi ro

    Năm 2014, Vietcombank có khả năng đạt mức tăng trưởng tín dụng 18%, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,7% xuống 2,3% tổng dư nợ. Trước đó, theo báo cáo tài chính trong 9 tháng năm 2014, Vietcombank đã đạt mức dư nợ cho vay hơn 302.181 tỷ đồng, tăng trưởng 10,2%. Nhưng lợi nhuận trước thuế lũy kế chỉ còn 4.180 tỷ đồng do phải tăng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu lớn (7.686 tỷ đồng).

    Điều bất ngờ nhất là nhóm ngân hàng nhỏ đang có tốc độ tăng tín dụng "thần tốc" như NamABank, TPBank, VPBank…. với mức tăng trên 30% so với năm 2013. Đơn cử, TPBank dự kiến mức tăng tín dụng tới 50% so với đầu năm 2014, nợ xấu giảm rất nhanh, chỉ còn chiếm 1% tổng dư nợ.

    Trước thời điểm lên sàn trong quý I/2015, NamAbank – một ngân hàng quy mô nhỏ, ít nổi bật, cũng hé mở số liệu rất đẹp về tín dụng, lợi nhuận, nợ xấu… Riêng 9 tháng năm 2014, NamABank gây "choáng" khi tín dụng tăng tới 32%, đạt dư nợ 15.267 tỷ đồng.

    Chưa rõ, ngân hàng này đã xử lý nợ xấu như thế nào, đẩy mạnh cho vay những doanh nghiệp, dự án nào trong năm 2014 để "xả" vốn nhanh, nhưng việc cải thiện tình hình tài chính đẹp hơn cũng là động thái "đánh bóng" thường thấy ở các doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết.

    Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá lớn của TPBank (có thể nói là cao nhất của hệ thống), hay NamABank, BIDV… đang đặt ra lo ngại về chất lượng tín dụng có được cải thiện hơn.

    Thực tế, trong giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng 2007-2010, nhiều ngân hàng đã cho vay ồ ạt, thiếu kiểm soát rủi ro, dẫn đến không thu hồi được nợ, thiệt hại mất vốn rất lớn mà mấy năm qua chưa xử lý được hết.

    Như trường hợp BIDV, với quy mô nợ xấu lớn và tiếp tục tăng cao trong năm 2014, ngân hàng đã phải tăng trích lập dự phòng rủi ro hàng nghìn tỷ đồng, khiến lợi nhuận giảm mạnh.
    Lợi nhuận giảm, kéo theo cổ tức thấp (8,5%) và BIDV chỉ có thể chia phần nhỏ cổ tức (2,1%) bằng tiền mặt. Lãnh đạo BIDV cũng chỉ dám hứa với cổ đông tỷ lệ chia cổ tức năm 2014 sẽ tăng 10% và "không thấp hơn 9%".

    Phải rất tích cực áp dụng nhiều biện pháp xử lý như tăng tổng dư nợ, bán nợ xấu cho VAMC, tự xử lý… thì Vietcombank mới giảm bớt được số nợ xấu, để giảm số tiền phải trích dự phòng rủi ro. Nhờ đó, lợi nhuận năm 2014 có khả năng vượt chỉ tiêu đề ra (mục tiêu là 5.500 tỷ đồng), tăng 2% so với năm trước.

    Bơm vốn hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là cần thiết, song vấn đề chất lượng tín dụng cần được đặt lên hàng đầu. Bởi sự "bơm" vốn ồ ạt thường tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn, gây thiệt hại vốn cho ngân hàng.

    Hải Hà - thoibaokinhdoanh.vn

    Theo

    Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

    ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

    Email: [email protected]

    Website: vacod.vn

    Các đơn vị trực thuộc

    Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

    Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
    ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

    Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    ĐT: 0983358188

    Công ty TNHH MTV Vacod

    Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
    ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

    Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

    Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
    ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

    Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

    Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
    ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
    Website: https://thuonggiaonline.vn/