Thống đốc lật ngược tình huống của tỷ giá

Lần đầu tiên Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói về chính sách điều hành tỷ giá USD/VND sau lần điều chỉnh ngày 18/6 vừa qua...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình

Lần đầu tiên Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói về chính sách điều hành tỷ giá USD/VND sau lần điều chỉnh ngày 18/6 vừa qua. Khá ngắn gọn, nhưng ông đặt ra một tình huống ngược, mà có lẽ ít người để ý.

Trong lần điều chỉnh đó, một mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước lý giải là để hỗ trợ xuất khẩu. Như là quy luật, phá giá đồng nội tệ sẽ trực tiếp hỗ trợ cho hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Không phải đến lúc này chính sách điều hành tỷ giá mới hỗ trợ cho xuất khẩu, mà khá âm thầm từ trong năm 2013. Chỉ có điều nó không thể hiện một cách trực tiếp như trên.

Với người quan tâm đến tỷ giá, sự kiện ngày 7/8/2013 hẳn vẫn chưa xa. Trước đà lao dốc mạnh và liên tục của tỷ giá USD/VND, mức thấp nhất khi đó chỉ còn 21.050 VND, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng tới 274 VND giá mua vào, hãm đà rơi và ổn định lại thị trường. Chốt chặn này được cho là cần thiết, gián tiếp hỗ trợ cho xuất khẩu.

Hỗ trợ như thế nào? Giả dụ một cách tương đối, một doanh nghiệp Việt Nam mất 21.000 VND để sản xuất sản xuất một chiếc bút, xuất khẩu sang Mỹ với giá 1 USD, tỷ giá quy đổi 21.500 VND, lãi 500 VND. Tuy nhiên, trước đà giảm mạnh trên của tỷ giá, 1 USD chỉ còn 21.050 VND, doanh nghiệp gần như mất hết lãi ở chiếc bút đó, thậm chí có thể lỗ nếu tỷ giá tiếp tục rơi.

Để tránh mất lãi hoặc lỗ, doanh nghiệp buộc phải nâng giá bán chiếc bút lên trên 1 USD. Giá bán tăng, sức cạnh tranh giảm, thị phần có thể giảm. Tỷ giá càng rơi sâu, giá bán càng phải tăng tương ứng, đồng nghĩa với vị thế của hàng hóa bị kém đi.

Tuy nhiên, như trên, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời nâng mạnh giá mua vào USD để cân bằng tỷ giá trở lại. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp với chiếc bút trên gián tiếp được hỗ trợ.

Sự hỗ trợ gián tiếp đó cũng được Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói đến trong chính sách giá mua vào - bán ra ngoại tệ thời gian qua: “Là người mua bán sau cùng, Ngân hàng Nhà nước lẽ ra thực hiện cơ chế mua gốc - bán ngọn chứ, tức là chỉ mua vào ở giá sàn và bán ra ở giá trần. Nhưng thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước nâng giá mua vào như vậy là để hỗ trợ cho xuất khẩu”.

Tương tự, ông lật ngược lại tình huống của tỷ giá nửa đầu 2014: “Chúng ta thấy, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2014 Ngân hàng Nhà nước đã mua vào tới 10 tỷ USD, bình quân mỗi tháng 2 tỷ USD. Nếu Ngân hàng Nhà nước không mua vào thì sao, nếu để thị trường tự điều tiết với nguồn cung lớn như vậy thì sao?”.

Câu trả lời hẳn sẽ như xu hướng trong sự kiện ngày 7/8 nói trên. Cung lớn, giá sẽ giảm; tỷ giá USD/VND sẽ xuống sâu, bất chấp các khuyến nghị phá giá VND của một số chuyên gia.

Sau lần điều chỉnh ngày 18/6 vừa qua, thị trường dần ổn định lại. Những ngày đầu tuần này, tỷ giá USD/VND lại mở ra một xu hướng điều chỉnh rõ nét, xuống sâu dưới mức trần. Đến cuối giờ sáng nay (9/7), giá USD bán ra tại Vietcombank chỉ còn 21.285 VND, giảm tới gần 100 VND sau khoảng hai tuần.

Đáng chú ý là có một hiện tượng ít thấy: giá USD trên thị trường tự do liên tiếp giảm xuống thấp hơn cả giá của các ngân hàng thương mại.

Dù còn quá sớm để nói về một xu hướng, nhưng nếu đà giảm vẫn nối dài và xuống mức sâu, rất có thể một lần nữa Ngân hàng Nhà nước sẽ lại nâng giá mua vào, để tạo một chốt chặn gián tiếp hỗ trợ cho xuất khẩu. Theo đó, hỗ trợ ở đây không có nghĩa chỉ là một chiều tăng (phá giá đồng nội tệ) và thể hiện một cách trực tiếp.

Theo VnEconomy
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/