Thách thức nào đang đợi GAS ?

Là một trong 6 cổ phiếu có ảnh hưởng tới biến động của chỉ số VN-Index, cổ phiếu GAS của Tổng Cty Khí VN trong những ngày vừa qua đã trở thành tâm điểm bởi sự sụt giảm mạnh khiến nhà đầu tư hoang mang. Vì đâu nên nỗi ?

Năm 2013 với gần 2 tỷ USD doanh thu hợp nhất (bằng tổng doanh thu của 3 đại gia Vietcombank, Vinamilk và  ACB cộng lại), GAS    Cty có doanh thu và lợi nhuận cao nhất, được mệnh danh là “ông vua tiền mặt” trên sàn chứng khoán.

Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”

Ngay khi niêm yết, GAS gia nhập ngay vào “hiệp hội” các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa đạt trên 1 tỷ USD. Nhóm siêu công ty niêm yết này toàn những gương mặt đình đám, đó là Masan Group (lĩnh vực hàng tiêu dùng) và Vinamilk (sữa) giá trị vốn hóa khoảng 3,2 tỷ USD. Tiếp đó là 2 đại gia trong lĩnh vực ngân hàng Vietcombank giá trị vốn hóa 3 tỷ USD, Vietinbank khoảng 2,3 tỷ USD và Vingroup (đại gia trong lĩnh vực bất động sản) giá trị vốn hóa gần 3 tỷ USD… Không chỉ lớn về quy mô, các thông số kinh doanh chính của GAS cũng tỏ ra vượt trội hoàn toàn so với các  khối doanh nghiệp trong ngành dầu khí mà còn so với doanh nghiệp khác của nền kinh tế.

Trước hết, về lợi nhuận, trong năm qua GAS đã đạt mức lợi nhuận sau thuế 4.600 tỷ đồng gấp 1,7 lần so với Vinamilk. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, tiền mặt được coi là vua thì GAS đang là DN giàu có nhất.

Theo thống kê của  sàn HoSE, trong số các doanh nghiệp niêm yết, GAS sở hữu lượng tiền mặt dồi dào. Tính đến ngày 31/03/2014, số dư tiền  GAS là 19.469 tỷ đồng, không ngoa khi nói rằng riêng số tiền mặt của PV Gas bằng tổng tài sản của cả một ngân hàng thương mại cộng lại. Lượng tiền mặt của GAS nhiều hơn 3.000 tỷ đồng so với  các đại gia máu mặt như Tập đoànVingroup, Tập đoàn Masan. 


Để tạm ứng cổ tức 22% bằng tiền mặt đợt 1 năm 2014, GAS đã chi ra một lượng tiền mặt bằng lợi nhuận sau thuế của 2 ngân hàng lớn nhất VN cộng lại.  Tiền mặt ở đâu mà nhiều thế? Theo các chuyên gia trong ngành, GAS  là nhà cung cấp  độc quyền khí khô tại VN và cũng là nhà cung cấp khí hóa lỏng LPG (gas) số 1 trên thị trường. Các sản phẩm khí này được sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện và làm nguyên liệu cho các nhà máy hóa dầu để sản xuất phân đạm, methanol…


Trong ngành khí, PV Gas là đơn vị duy nhất có hệ thống hậu cần vững chắc với việc đang vận hành 3 đường ống dẫn chính từ mỏ Bạch Hổ, Nam Côn Sơn và Thổ Chu vào đất liền; vận hành 2 nhà máy xử lý khí (Dinh Cố và Nam Côn Sơn); sở hữu một cảng nhập LPG riêng tại Vũng Tàu. Như vậy, có thể nói rằng nhờ những ưu thế trên mà GAS trở thành DN “mạnh vì gạo bạo vì tiền” là như vậy.

Đầu tư mạnh cho sản phẩm mục tiêu

GAS là cổ phiếu duy nhất được đưa vào danh mục chỉ số MSCI Frontier Index - Bộ chỉ số đại diện cho 98% vốn hóa của 31 thị trường chứng khoán. Xuất hiện trong bộ chỉ số này không phải chỉ là một danh hiệu mà điều này cho thấy GAS đã tiếp cận gần nhất với các chuẩn mực đầu tư của giới tài chính quốc tế. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua một số lượng cổ phiếu lớn của GAS đang nằm trong tay nhà ĐTNN. Khối ngoại liên tục mua ròng, bất chấp giá cổ phiếu đã tăng hơn 100% kể từ khi niêm yết. Các nhà  ĐTNN đang nắm giữ 2,52% cổ phần GAS, tương đương 47,8 triệu cổ phiếu. Nếu họ tiếp tục mua vào, thì việc GAS  trở thành doanh nghiệp  "liên minh” giữa cổ đông Nhà nước và nước ngoài chỉ còn là vấn đề thời gian.

Là một trong những DN có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có ảnh hưởng quyết định lên biến động của chỉ số VN-Index, nên hầu hết các tổ chức đầu tư đều có  cổ phiếu này trong danh mục” – đại diện một quỹ đầu tư tầm cỡ tại VN nhận xét – “Ngay cả các tổ chức nội địa cũng nắm giữ  lâu dài, nên việc cạn room (tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa) ở GAS hoàn toàn có thể xảy ra”.

Quảng cáo

Nhiều chuyên gia đầu tư tài chính đều có chung nhận xét, sở dĩ họ quan tâm chính là từ lợi thế ngành và yếu tố độc quyền.

Hiện nay xuất khẩu dầu thô đóng góp trung bình khoảng 25-30% ngân sách Nhà nước và đóng góp 18-30% GDP cả nước. Do đặc thù của ngành dầu khí liên quan đến an ninh năng lượng của quốc gia, nên GAS được độc quyền trong chuỗi hoạt động liên quan tới dầu khí, từ khai thác, chế biến đến xuất khẩu dầu khí là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Theo dự báo tính đến năm 2015, riêng các nhà máy điện VN sẽ cần 16,3 tỷ mét khối khí. Để đáp ứng nhu cầu tương lai của các nhà máy phát điện, GAS phải tăng sản lượng lên ít nhất 14,7 tỷ m3 khí, tương đương tăng 50% so với sản lượng hiện nay. Khí đã vậy còn gas thì sao?

Tại thị trường gas, GAS đã chiếm tới 70-80% thị phần. Đến năm 2015, thị trường gas tiêu dùng sẽ tăng 50%. Để tiếp cận thị trường này GAS đang nghiên cứu lắp đặt đường ống tại các đô thị lớn và dự kiến đến năm 2025 hoàn thành. Theo chiến lược kinh doanh của GAS từ nay đến năm 2015, doanh nghiệp này tập trung tăng cường thu gom khí tối đa, triển khai đầu tư hệ thống nhập LPG, đảm bảo nguồn cung cấp khí liên tục cho các hộ tiêu thụ…

Để đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 20%/năm thì đầu tư cho các sản phẩm mục tiêu là một trong những yếu tố cốt lõi. Không chỉ bành trướng tại thị trường miền Nam mà GAS còn vươn tay dài tới thị trường miền Bắc. Vì vậy, việc đầu tư dự án “Nâng công suất Kho chứa LPG Đình Vũ - Hải Phòng” sẽ hỗ trợ cho mục tiêu mở rộng dịch vụ kho chứa của GAS.

Tại Đại hội cổ đông, Ban Lãnh đạo GAS nhận định, đây là dự án là hết sức quan trọng, có một ý nghĩa đặc biệt, mang tính chiến lược. Đó là đa dạng hóa nguồn cung LPG nhằm mở rộng thị trường, nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh, góp phần duy trì và phát triển thị phần tại thị trường miền Bắc, qua đó chủ động trong công tác xuất nhập hàng hóa, cân đối cung cầu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và điều tiết thị trường LPG miền Bắc. Với dự án này, công suất kho chứa hiện hữu LPG sẽ đượng nâng từ 1 bồn 1.500 tấn lên thành 3 bồn chứa với tổng sức chứa 4.500 tấn nhằm tăng khả năng cung cấp LPG cho khu vực Hải Phòng và các khu vực lân cận.

Thách thức phía trước

Từ ngày mồng 8/5 đến kết phiên ngày 14/5 cổ phiếu GAS mất gần 20% giá trị.

Ngày 8/5 khi căng thẳng trên Biển Đông xảy ra, GAS được coi là “tội đồ” đã làm cho vốn hóa của TTCK VN bốc hơi gần 63.300 tỷ đồng, tương đương 3 tỷ USD. Con số này cũng gần bằng với tổng giá trị danh mục cổ phiếu niêm yết mà SCIC đang sở hữu.

Là chỉ số đại diện cho toàn sàn HoSE nhưng biến động của VN-Index phụ thuộc rất lớn vào 6 cổ phiếu GAS – VNM – MSN – VIC – VCB – BID, nhóm này chiếm gần 55% tỷ trọng của Vn-Index. Trong đó, riêng GAS giảm 12,3 nghìn tỷ đồng, số giảm này tương đương với lợi nhuận năm 2013 của GAS. Theo nhiều các chuyên gia kinh tế, thì nền kinh tế mỗi quốc gia xoay quanh trục kinh tế gắn kèm với yếu tố chính trị. Nếu như tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng thì điều gì đang đợi GAS ở phía trước? Theo nhiều nhà đầu tư nếu biến động xảy ra, GAS khó có thể tiếp tục được ưu ái và không chỉ GAS mà cổ phiếu của nhóm ngành dầu khí không còn là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế. Từ ngày mồng 8/5 cho đến kết phiên ngày 14/5 cổ phiếu GAS mất gần 20% giá trị với giao dịch luôn đỏ sàn chiếm khối lượng cổ phiếu khá lớn khi nhà đầu tư liên tục bán ra.

Ông Nguyễn Hồng Minh - Chuyên gia thẩm định tài chính độc lập, nhận xét: khác  với các ngành khác, khi đầu tư vào GAS phải tính cả yếu tố chính trị. Khi căng thẳng Biển Đông chưa xảy ra, GAS đặt kế hoạch kinh doanh khá cẩn trọng với doanh thu đạt 62.445 tỉ đồng và  lợi nhuận sau thuế đạt 8.683 tỉ đồng và EPS khoảng 7.050 đồng/CP. Như thế giá mục tiêu mà GAS có thể hướng tới hơn 100 ngàn đồng/CP nhưng với diễn biến tình hình vừa qua, có lẽ việc GAS phải điều chỉnh chiến lược mục tiêu và kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới là điều hoàn toàn có thể xảy ra.   

Tuy nhiên, cũng không ít quan điểm trái chiều cho rằng các nhà đầu tư không cần quá lo lắng và vội vã bán tháo bởi với tiềm lực tài chính hiện nay, GAS vẫn nằm trong top cổ phiếu đáng đầu tư. Còn tình hình căng thẳng ở Biển Đông thì khó có thể xấu hơn nữa bởi VN rất cương quyết và nhận được sự ủng hộ ngày càng nhiều của thế giới.

Phương Hà

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/