Sức hút từ nông nghiệp

(DĐDN) - Ngày 1/7 phiên đấu giá cổ phiếu của một DN trong lĩnh vực nông nghiệp do SCIC tổ chức đã khiến người mua và người bán như “nghẹt thở”, bởi sự thành công vượt qua ngoài mong đơị. Vì sao cổ phiếu của ngành nông nghiệp lại nóng đến vậy?

Giá một số cổ phiếu niêm yết của DN nông nghiệp ngày 2/7/2014

Đó chính là phiên đấu giá 91.800 cổ phần của TCty Giống cây trồng Thái Bình (Thái Bình Seed) mà SCIC đang nắm giữ. Với mức giá khởi điểm rất cao, lên đến 108.000 đồng/CP (mệnh giá 10.000 đồng) nhưng cácnhà đầu tư đã vét sạch, thậm chí khi ở cả mức giá 228.000 đồng/CP.

Vì sao đắt khách ?

Trong khi nhiều DNNN vật vã đấu giá cổ phần thì việc đấu giá cổ phiếu của Cty Thái Bình Seed  được coi là hiện tượng  và là xu thế đầu tư của năm 2014. Tại phiên đấu giá này một nhà đầu tư cá nhân đã mua được toàn bộ số cổ phần trên và số tiền phải bỏ ra là 20,93 tỷ đồng. Sau khi bán bớt số cổ phần trên, SCIC vẫn còn nắm giữ 214.200 cổ phần, tương đương 21,5% vốn điều lệ của Thái Bình Seed. Vậy DN này có gì đặc biệt khiến giới đầu tư muốn sở hữu cổ phiếu đến vậy?

Với vốn điều lệ không lớn, vỏn vẹn  9,96 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế hàng năm của Cty đều gấp 2-5 lần vốn.  Năm 2013 Cty lãi 19,6 tỷ đồng; năm 2012 lãi 53,2 tỷ đồng và năm 2011 lãi 27,6 tỷ đồng. Như vậy lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tương ứng là 19.535 đồng, 53.384 đồng và 27.700 đồng. Đến cuối năm 2013, vốn chủ sở hữu của Thái Bình Seed đạt 63,3 tỷ đồng, tương đương giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu đạt xấp xỉ 64.000 đồng.

Theo phân tích của giới đầu tư, những giá trị thặng dư của Thái Bình Seed  cho thấy mức giá 228.000 đồng/cp cũng không hề đắt. Để có được vị thế hiện nay  Thái Bình Seed đã bỏ ra rất nhiều công sức để nghiên cứu lai tạo, sản xuất, kinh doanh, kiểm nghiệm các loại giống cây trồng. Cty còn có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng chục nghìn tấn giống cây trồng các loại chất lượng cao như giống lúa thuần: BC15, TBR36, TBR45, TBR-1, TBR225; lúa lai CNR36, Thái Xuyên 111; giống màu: Lạc TB25, Ngô VS36…

Lợi thế riêng

Không chỉ riêng Thái Bình Seed mà những DN lớn trong ngành giống cây trồng đang có được mức lợi nhuận khá ấn tượng. Hai DN cùng ngành với Thái Bình Seed đang niêm yết là Cty Giống cây trồng Trung Ương (Vinaseed - NSC) và Cty Giống Cây trồng Miền Nam - (Southern Seed - SSC). Năm 2013, NSC lãi ròng 95,5 tỷ đồng còn SSC lãi 77 tỷ đồng. Có thể nói, trên sàn niêm yết hai DN này làm mưa làm gió với nguồn thu lợi nhuận khổng lồ. Sản phẩm chính của Vinaseed là các loại hạt giống cho các cây hàng năm bao gồm: giống lúa thuần, lúa lai; giống ngô; đỗ tương; lạc, khoai tây và rau. Trong đó lúa và ngô là 2 loại giống đóng góp chủ yếu vào doanh thu và lợi nhuận của Vinaseed. Cty hiện đang sở hữu nhiều loại hạt giống độc quyền đã được Bộ NN - PTNT chính thức công nhận như: lúa lai HC1, lúa lai TH3-4, ngô lai HN45, lúa thuần Khang dân đột biến, lúa thuần DB6.  Đây là những sản phẩm chính của Cty và là những loại giống mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, nên được nông dân ưa chuộng và tiêu thụ mạnh ở miền Bắc.

Theo phân tích của giới chuyên môn, do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực có mức độ ổn định cao nên doanh thu hàng năm của Vinaseed có sự tăng trưởng đều, ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng, Cty vẫn duy trì mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế ổn định.

Quảng cáo

NSC vừa công bố chính thức trở thành cổ đông lớn của (SSC) sau khi mua thêm 1.742.157 cổ phiếu và nâng tỷ lệ cổ phiếu sau khi giao dịch lên 11,78% tương đương 1.758.407 cổ phiếu. Có thể nói, đây là một bước tiến quan trọng trong định hướng chiến lược của NSC trong việc đầu tư nâng tỷ lệ sở hữu tại các Cty mục tiêu cùng ngành giống cây trồng. Đồng thời nâng tỷ lệ sở hữu tại các Cty mục tiêu có cùng chuỗi giá trị sản xuất.

Đón đầu cơ hội M&A

Trong khi các ngành khác như ngân hàng, xây dựng, bất động sản nhặt từng đồng lợi nhuận khiêm nhường thì ngành nông nghiệp được đà bứt phá đi lên. Liên tiếp những thương vụ chuyển nhượng bản quyền giống cây trồng với giá “khủng” diễn ra trong thời gian gần đây, cho thấy  cơ hội M&A trong ngành nông nghiệp đã thực sự dẫn dắt nhà đầu tư.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc chuyển hướng đầu tư hay thay đổi mô hình kinh doanh của DN để phù hợp với những biến động của nền kinh tế, hay để đón đầu cơ hội làm ăn là những chuyện bình thường. Nhưng ở VN, việc chuyển hướng đầu tư sang nông nghiệp là xu hướng lạ. Lạ vì đây là lĩnh vực nhiều rủi ro, trong khi lợi nhuận mang lại rất thấp.

Thách thức của VN sẽ là cơ hội đầu tư của các DN nước ngoài. Theo ý kiến của một chuyên gia trong ngành, để đón đầu cơ hội M&A, trước hết VN phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển nông nghiệp đúng đắn, phát huy được lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Khó khăn lớn nhất đối với các DN đầu tư vào nông nghiệp là quy mô sản xuất quá nhỏ, manh mún; quá nhiều chủng loại sản phẩm...

 Do vậy, đã đến lúc cần có chính sách ưu tiên các  DN đầu tư vào nông nghiệp về tín dụng, hạ tầng cơ sở, khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ…Đặc biệt đào tạo nguồn nhân lực để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao... tạo cơ hội để ngành nông nghiệp bứt phá, hội nhập thị trường thế giới thông qua cơ hội M&A…, một vị chuyên gia chia sẻ.

Cần có chính sách ưu tiên các  DN đầu tư vào nông nghiệp về tín dụng, hạ tầng cơ sở, khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ.

Theo thống kê của Vụ Tín dụng NHNN tính đến hết tháng 4/2014, tổng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực NN-NT trong toàn hệ thống đạt khoảng 685.426 tỷ đồng. So với cuối năm 2013, tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực NN-NT đạt khoảng 2% trong khi mức tăng trưởng chung chỉ đạt 0,62%, đồng thời nợ xấu ở lĩnh vực này chỉ chiếm 2,83%. Ngay từ đầu năm 2014, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN và các bộ, ngành phải khẩn trương phối hợp xây dựng chương trình tín dụng phát triển NN-NT với quy mô, đối tượng và thời hạn hợp lý, lãi suất thấp...      

Mới đây nhất, ngày 02/7/2014, tại NHNN đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa các NHTM và DN thuộc địa bàn 05 tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Nam Định, Nghệ An) tham gia đợt 2 Chương trình cho vay thí điểm các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao, phục vụ xuất khẩu nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP. Tổng nhu cầu vốn vay dự kiến của các dự án đối với các DN tại các tỉnh trên là 2.370,496 tỷ đồng. Phát biểu tại Lễ ký kết, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến khẳng định: NHNN sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan, tạo điều kiện cho DN và các hộ dân tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao. Những kinh nghiệm của Chương trình cho vay thí điểm đợt 1 tại An Giang và đợt 2 tại 5 tỉnh, TP sẽ được tổng kết nghiên cứu và nhân rộng trong phạm vi cả nước. Chương trình thí điểm này sẽ góp phần mở ra hướng đi mới, cách làm mới có hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy khu vực nông nghiệp, nông thôn của VN phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn trong thời gian tới.

 Phương Hà

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/