Việt Nam đang "cưỡi sóng M&A"
Trong năm nay, Việt Nam đã có bước tiến trong bảng xếp hạng hoạt động mua bán, sáp nhập(M&A) doanh nghiệp toàn cầu khi vươn lên vị trí 20, tăng 4 bậc so với năm 2014.
Theo Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Việt Nam chỉ xếp thứ 55 về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì vị trí thứ 20 về M&A là đáng xem xét.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia M&A trong 219 thương vụ M&A gần đây tại quốc gia các công ty mục tiêu.
Trong năm 2014, Việt Nam có 339 vụ M&A, đạt mức 4,2 tỷ USD, thấp hơn mức kỷ lục năm 2012 là 5 tỷ USD.
Xét về số lượng các thương vụ thì thương vụ liên quan đến doanh nghiệp nội chiếm 65%, cho thấy M&A diễn ra trong nước là chủ yếu.
Xét về quy mô, trung bình giá trị một thương vụ khoảng 11 triệu USD, tăng so với cách đây 3 năm khi trung bình chỉ ở mức 5-8 triệu USD/vụ. Các thương vụ lớn đều có yếu tố nước ngoài do họ có tiềm lực vốn lớn và mục tiêu của họ cũng là những công ty hoặc tài sản có quy mô lớn, từ 20-100 triệu USD.
Nếu như năm 2012, 2013 là làn sóng M&A của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thì năm 2014 là làn sóng của các nhà đầu tư đến từ Thái Lan.
Xu hướng M&A trong các ngành hàng bán lẻ, tiêu dùng, công nghiệp sản xuất, bất động sản tiếp tục là xu hướng nhắm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các vụ M&A tới đây, tiếp nối các vụ M&A thành công trong năm 2014.
Ngành bán lẻ và tiêu dùng vẫn hấp dẫn nhất trong các thương vụ M&A, chiếm 36% tổng giá trị. Các thương vụ đình đám như: Vingroup mua lại Ocean mart để phát triển thành VinMart, thương vụ dự định mua lại Metro của tập đoàn BJC (Thái Lan) trị giá 879 triệu USD.
Power Buy, một công ty kinh doanh chuỗi điện máy hàng đầu Thái Lan (thuộc tập đoàn Central Group) đã mua cổ phần của Nguyễn Kim.
Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng rất ưa thích thị trường Việt Nam khi gần nhất là Aeon của Nhật Bản đầu tư vào Citimart và Fivimart.
Lĩnh vực hàng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng 21% tổng giá trị các thương vụ.
Điển hình là Kinh Đô bán hơn 80% mảng bánh kẹo cho tập đoàn thực phẩm Mỹ là Mondelez International, giá trị 370 triệu USD.
Trước đó, Kinh Đô đã tiến hành đầu tư vào Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) để phát triển vào lĩnh vực mới mẻ này.
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn đổ vốn liên tục vào thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt Luật kinh doanh bất động sản 2014 đã mở cho nhà đầu tư nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam.
CTCP Tổ chức Nhà Quốc gia (N.H.O) công bố đầu tư 1 tỷ USD để mua lại và phát triển 14 dự án tại các tỉnh: Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, TP.HCM và An Giang với chuỗi dự án mang thương hiệu First Home và Smart City.
Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào các mảng trung tâm thương mại, cao ốc và dự án bất động sản lớn, các nhà đầu tư trong nước lại thực hiện chuyển nhượng dự án bất động sản như các thương vụ thành công của FLC, Vingroup, Hưng Thịnh, Novaland…
Nới luật để gọi vốn
Vấn đề nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hiện nay là những lĩnh vực, ngành nghề nào bị giới hạn đầu tư và những lĩnh vực nào được mở 100%. Điều này đã được Chính phủ Việt Nam chính thức ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/9/2015 cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% cổ phần ở những doanh nghiệp đại chúng không rơi vào trường hợp đặc biệt.
Đối với 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và bị giới hạn đầu góp vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài sắp tới đây sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố công khai trên website để nhà đầu tư biết, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng cho biết.
Ông Bùi Ngọc Hồng, luật sư thành viên, LNT & Partner cho rằng, việc chậm có Thông tư hướng dẫn Luật Đầu tư 2014 và Luật doanh nghiệp 2014 cũng là một trở ngại khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài chưa thực sự chảy mạnh vào Việt Nam.
Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới, việc dòng vốn ngoại chảy mạnh vào Việt Nam là cơ hội để tái cơ cấu các ngành. Với các cam kết về mở cửa thị trường trong WTO của Việt Nam đã gần như được mở hết. Sắp tới các hiệp định thương mại tự do trong ASEAN được ký kết, sự luân chuyển vốn trong cộng đồng kinh tế ASEAN
Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc điều hành cao cấp Recof Corporation cho rằng, khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào VN họ nhắm đến sự chắc chắn và rõ ràng trong thủ tục, còn vấn thuế nhập khẩu họ không cho là vấn đề quan trọng và kỳ vọng biến động nhiều. 6 tháng cuối năm 2015 số lượng giao dịch của nhà đầu tư Nhật sẽ tang mạnh hơn đến 30.
Ông Nguyễn Vĩnh Trân, CEO Quỹ Jen Capital cho biết, Chính phủ Việt Nam đã làm công việc tuyệt vời khi cung cấp những quy định rõ ràng về Luật đất đai, Luật Đầu tư… chúng tôi yên tâm đầu tư và là nguyên nhân chúng tôi đã khởi động quỹ đóng Quỹ Jen Capital để đầu tư vào địa ốc TP.HCM.
Từ năm 2016-2020, Việt Nam sẽ cổ phần hóa thêm khoảng 400 doanh nghiệp, ngoài 289 doanh nghiệp phải hoàn tất cổ phần hóa năm 2015. Trong số đó có 22 tập đoàn, tổng công ty rất lớn thuộc những ngành đáng quan tâm như: sản xuất thuốc lá, café, cao su, giấy, xi măng, điện, dầu khí… Đây là những doanh nghiệp cổ phần hóa trong giai đoạn 2016-2020, mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư tiềm lực tài chính mạnh.