Sóng chứng khoán: Hiệu ứng lãi suất chưa “ngấm”?

Xu hướng lãi suất giảm đang rõ nét và nguồn tiền chi phí thấp sẽ ngày càng dồi dào.

Sóng chứng khoán: Hiệu ứng lãi suất chưa “ngấm”?

Ảnh minh họa.

Tuần qua,  một sự kiện ít được chú ý và truyền thông, đó là việc quỹ ETF “nội” đầu tiên đã tăng thêm số lượng chứng chỉ niêm yết từ ngày 10/10. Với dạng quỹ này, tăng khối lượng niêm yết tức là huy động thêm được tiền. Xu hướng lãi suất giảm đang rõ nét và nguồn tiền chi phí thấp sẽ ngày càng dồi dào.

Các giao dịch ETF đã “chìm” trong nhiều biến động có phần tiêu cực của thị trường. Chỉ số méo mó, blue-chips sụt giảm, phần lớn các giao dịch ngắn hạn thua lỗ khiến thị trường khá ảm đạm. Dường như các thông tin liên quan đến xu hướng lãi suất giảm vẫn chưa “ngấm” được trên thị trường?

Tuần đầu của ETF nội: Vốn ngoại đánh lớn!

Tuần giao dịch đầu tiên của chứng chỉ quỹ E1VFVN30 vẫn chưa bộc lộ nhiều thông tin về khẩu vị cũng như sự chấp nhận của cộng đồng đầu tư trong nước. Ngoài phiên chào sàn tương đối hấp dẫn cả về giá lẫn thanh khoản, các phiên còn lại chứng chỉ quỹ này khá nhạt nhòa.

Phiên ngày 6/10, ngày giao dịch đầu tiên E1VFVN30, chứng chỉ quỹ này được giao dịch gần 1,1 triệu đơn vị, một khởi đầu rất tốt. Giá cao nhất đạt được là 12.200 đồng, tương đương mức tăng kịch biên độ 20% trong ngày chào sàn của HSX. Nhà đầu tư nước ngoài mua 2.000 chứng chỉ, một mức độ thăm dò phải nói là quá thận trọng.

Các phiên giao dịch kế tiếp, thanh khoản của E1VFVN30 bắt đầu sụt giảm mạnh, không phiên nào khớp lệnh quá được 3 tỷ đồng giá trị. Đây là mức thanh khoản rất kém, thậm chí tương đương các cổ phiếu kém thanh khoản nhất thị trường. Cung cầu của chứng chỉ quỹ này cũng ở mức thấp.

Điều bất ngờ là quỹ nhanh chóng thu hút được giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Mua trực tiếp bằng khớp lệnh tương đối khó đối với các giao dịch lớn. Số liệu giao dịch cho thấy lượng mua trực tiếp khớp lệnh khá lẻ tẻ vài ngàn tới vài chục ngàn đơn vị.

Tuy nhiên ngày 7/10, xuất hiện giao dịch mua thỏa thuận ròng gần 4,4 triệu chứng chỉ, tương đương 44 tỷ đồng. Giao dịch lô lớn này lập tức đẩy tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại quỹ lên 21,73% chỉ trong một ngày. Tính đến hết tuần, tỷ lệ sở hữu đã là 21,93% quỹ, tương đương lượng vốn mua ròng khoảng 44,62 tỷ đồng qua 5 phiên.

Nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế sở hữu tại quỹ ETF và trên lý thuyết họ có thể mua 100%. Tuy nhiên dường như điều này không khiến nhà đầu tư thứ cấp trong nước hào hứng vì chiến thuật mua lô lớn và thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư lớn hay nhà tạo lập.

Cùng với việc nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu tham gia cuộc chơi ETF nội, một thông tin rất đáng chú ý nữa là ngày 10/10, quỹ niêm yết thêm 1,6 triệu chứng chỉ, tương đương mức vốn huy động thêm khoảng 16,3 tỷ đồng. 

Quỹ ETF là dạng quỹ mở, đồng nghĩa với việc dòng vốn vào và ra rất linh hoạt. Nếu khối lượng chứng chỉ quỹ niêm yết tăng lên, đồng nghĩa với khả năng huy động thêm vốn thành công. Dòng tiền vào quỹ ETF nhiều hơn hoặc khả năng huy động vốn dễ dàng là một chỉ báo rất tích cực đối với thị trường, ít nhất cung cấp một đánh giá từ con mắt của nhà đầu tư tổ chức.

Hiệu ứng lãi suất chưa “ngấm”?

Phiên cuối tuần qua, thị trường đã xuất hiện mức điều chỉnh khá mạnh, khoảng 1,1% ở VN-Index. Thất vọng là dường như thị trường tỏ ra “trơ” với nhiều tin hỗ trợ tích cực: Kết quả kinh doanh của một số công ty tốt, xu hướng giảm lãi suất càng lúc càng rõ.

Tương tự như cách đây 2 tuần, thị trường đã có phản ứng giảm ngay cả khi số liệu cho thấy nền kinh tế tốt lên, GDP tăng tốt. Tuần này thị trường phản ứng theo một cách khó hiểu hơn: Chưa bao giờ chứng khoán lại giảm khi lãi suất đang ngày càng thấp.

Tuy nhiên không nên lấy những biến động ngắn hạn 1-2 phiên để đo lường phản ứng của thị trường đối với những chuyển biến vĩ mô dài hạn. Hiệu ứng dòng tiền rẻ cần có thời gian để “ngấm” vào thị trường một cách từ từ. 

Lượng tiền chưa thể nhiều lên ngay lập tức, nhưng dần dần khả năng vay mượn sẽ dễ dàng hơn, chi phí vay mượn sẽ rẻ hơn, dòng tiền nhàn rỗi hết các chu kỳ tiết kiệm sẽ có xu hướng tìm đến những chỗ sinh lời tốt hơn. Việc quỹ E1VFVN30 thành công trong đợt hoán đổi đầu tiên biết đâu lại là dấu hiệu sớm của sức ép lợi nhuận lên dòng tiền?

Những vận động dạng này không tạo nên được những kích thích đột biến ngay lập tức, nhưng sẽ có ảnh hưởng lâu dài. Điển hình như thời kỳ hỗ trợ lãi suất năm 2009, thị trường chứng khoán cũng không phản ứng một cách rõ rệt ngay trong vài tuần, thậm chí là cả tháng sau đó. Những biểu hiện ban đầu không phải là báo hiệu của chu kỳ 6 tháng tăng trưởng sau đó, khi hiệu ứng thực sự bắt đầu có thể nhìn thấy được.

Thanh khoản ổn định ở mức cao trên thị trường suốt từ giữa tháng 9 đến nay cũng có thể là một biểu hiện của lượng vốn đang dồi dào hơn. So với chu kỳ tăng tháng 4, sau khi thị trường đạt đỉnh và điều chỉnh, thanh khoản trên thị trường ngay lập tức co hẹp lại với tốc độ lớn. Đó là vì áp lực thu hồi margin quá gấp trong khi nguồn tiền “thịt” sẵn có trong thị trường không đủ. Giá sụt giảm nhanh với thanh khoản rất thấp, từ chỗ trên 6.000 tỷ đồng khớp lệnh chỉ còn quanh 2.000 tỷ đồng/phiên.

Tháng 9 và hiện tại, thị trường cũng đang trong giai đoạn điều chỉnh. Thay vì những phản ứng sốc về giá và sự co hẹp thanh khoản, thị trường lại điều chỉnh ở mức độ tối thiểu theo khía cạnh kỹ thuật, tức là không dưới 38,2% độ lớn của sóng tăng từ tháng 5 đến đầu tháng 9. Nếu nhìn theo trung hạn, mức điều chỉnh xuống 594 điểm vẫn chưa thấp hơn mức điểm số bình quân 20 tuần của VN-Index. Lượng tiền giao dịch hàng ngày được duy trì quanh mức 3.500 tỷ đồng trong suốt cả chu kỳ điều chỉnh.

Khả năng duy trì giao dịch ở mức cao là dấu hiệu đáng tin cậy nhất về sự dư giả nguồn tiền trong thị trường. Các biến động tăng giảm giá ngắn hạn không thể làm thay đổi thực tế này, nhất là khi mặt bằng thông tin vẫn tỏ ra tích cực và đáng tin cậy.

Theo BizLive
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/