Số phận TPP và kịch bản nào cho Việt Nam?

Cho dù kịch bản nào xảy ra, điều quan trọng nhất là sự thay đổi bên trong nền kinh tế để sẵn sàng đón nhận cơ hội từ các hiệp định và đương đầu trước các thách thức hội nhập.
Kể cả khi không còn TPP thì Việt Nam cũng phải có những đổi mới, điều chỉnh nhằm cạnh tranh tốt hơn trong nền kinh tế toàn cầu
Kể cả khi không còn TPP thì Việt Nam cũng phải có những đổi mới, điều chỉnh nhằm cạnh tranh tốt hơn trong nền kinh tế toàn cầu
Quảng cáo

TPP là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ đóng vai trò chủ chốt và được coi là hiệp định bao trùm nhiều hiệp định thương mại khác. Vì vậy, nếu Mỹ rút khỏi TPP - như tuyên bố của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump - thì TPP hầu như khó có thể trở thành hiệp định của “thế kỷ 21”. Khi ông Trump trúng cử, là có những dự đoán, phân tích với những thái độ khác nhau về số phận của TPP và những tác động tới Việt Nam.

Có 3 kịch bản sẽ được đặt ra.

Kịch bản thứ nhất là nếu Mỹ rút khỏi TPP và vẫn có một TPP vắng bóng Mỹ.

Kịch bản thứ hai là không còn TPP.

Kịch bản thứ ba là sẽ có một hiệp định khác được tạo nên bởi một nước lớn nào đó chẳng hạn như Trung Quốc nhằm lấy khoảng trống quyền lực kinh tế mà Mỹ định tạo dựng.

Với mỗi kịch bản khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đến nền kinh tế Việt Nam.

Với kịch bản Mỹ rút khỏi TPP thì có thể vẫn có một TPP vắng bóng Mỹ với điều kiện Nhật Bản đảm nhận vai trò dẫn dắt TPP. Tuy nhiên, với một TPP không có Mỹ, tầm quan trọng của TPP giảm đi trông thấy vì Mỹ với vai trò là nhà xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư lớn trên thế giới, người ta trông vào TPP cũng như trông vào nước Mỹ để thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư… Vì thế, khả năng có TPP vắng bóng Mỹ là rất thấp, điều này đồng nghĩa với việc không còn TPP nữa.

Kịch bản thứ ba là sẽ có một hay một nhóm nước lớn nào đó, chẳng hạn Trung Quốc hay một nhóm nước phát triển Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tạo nên một hiệp định thương mại tự do khác thay thế cho TPP. Các nước lớn đang rất háo hức để thế chỗ cho khoảng trống ảnh hưởng kinh tế của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đầy tiềm năng, vì thế khả năng này dễ xảy ra nhất. Nhưng để làm được điều này sẽ đòi hỏi thời gian.

Tuy nhiên, cũng cần tính đến khả năng tồn tại song song một TPP thiếu Mỹ và hiệp định thương mại tự do khác do một/một nhóm nước lớn dẫn dắt.

Trên thực tế, cho dù được đánh giá hưởng lợi lớn nhất nếu TPP được thực thi thì cũng không ít những thách thức. Chẳng hạn, cho dù cơ hội xuất khẩu sang thị trường Mỹ của nước ta là rất lớn nhưng với quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” thì giá trị gia tăng của nước ta thu được không nhiều vì các nhà xuất khẩu vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu từ bên ngoài. Và nhiều thách thức khác trong TPP vẫn hiện hữu bên cạnh cơ hội xuất khẩu.

Thời gian tới, cơ hội tham gia các hiệp định thương mại tự do của nước ta là rất lớn vì vậy cho dù TPP có bị đổ vỡ thì còn rất nhiều cơ hội khác. Điều quan trọng nhất là sự đổi mới, cải cách bên trong nền kinh tế để chuẩn bị cho các quá trình hội nhập sắp tới và coi quá trình hội nhập như chất xúc tác và như một trong các nhân tố thúc đẩy phát triển nền kinh tế.

Khi nền kinh tế đã vững mạnh thì việc tham gia các hiệp định sẽ đem lại nhiều cơ hội, lợi ích và giảm thiểu nhiều thách thức cho nền kinh tế nước ta. Vì thế, cho dù kịch bản nào xảy ra, điều quan trọng nhất là sự thay đổi bên trong nền kinh tế để sẵn sàng đón nhận cơ hội từ các hiệp định và đương đầu trước các thách thức hội nhập.

Vậy thực ra, có rất nhiều kênh hội nhập khác nhau trong thời gian sắp tới mà TPP chỉ là một trong những kênh hội nhập quan trọng. Vì thế, kể cả khi không còn TPP thì Việt Nam cũng phải có những đổi mới, điều chỉnh, thay đổi nền kinh tế nhằm cạnh tranh tốt hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Cạnh tranh ở đây có nhiều cấp độ. Có thể là cạnh tranh giữa Chính phủ các nước nhằm tạo ra môi trường kinh doanh - đầu tư minh bạch, thông thoáng, ổn định để thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Có thể là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị trường hàng hóa hay dịch vụ. Và có thể là cạnh tranh giữa những cá thể trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm có thu nhập cao hơn.

Vì thế, áp lực cải cách nền kinh tế luôn luôn hiện hữu cho dù có TPP hay không. Và áp lực này phần chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nội tại nước ta, các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia có khi là kết quả của quyết tâm đổi mới, cải cách nền kinh tế chứ không hẳn là nguyên nhân.




Theo Phạm Sĩ An/daibieunhandan.vn




Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/