Rượu sake Nhật Bản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

Theo thông cáo từ cơ quan văn hóa Liên Hợp Quốc, kiến thức và kỹ thuật truyền thống làm rượu sake Nhật Bản với nấm kōji chính thức trở thành một phần trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Nghệ thuật nấu rượu sake truyền thống được công nhận nhờ trình độ kỹ thuật độc đáo lưu truyền qua nhiều thế kỷ, cũng như ý nghĩa sâu sắc vẫn được giữ vững trong văn hóa Nhật Bản.

“Mỗi nhà máy rượu tại Nhật Bản đều mang theo một câu chuyện lịch sử riêng. Theo thời gian, họ sản xuất rượu sake bằng các kỹ thuật nấu rượu được tinh chỉnh và phát triển tại từng khu vực”, ông Haruhiko Okura, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất Sake và Shochu Nhật Bản (JSS) chia sẻ.

Rượu sake là một phần không thể thiếu trong các lễ hội và sự kiện hàng năm của Nhật Bản, được kết hợp hài hòa với lối sống cũng như văn hóa ẩm thực bốn mùa tại xứ sở hoa anh đào. Do đó, tìm hiểu về sake chính là cách tiếp cận sâu sắc hơn với văn hóa truyền thống của Nhật Bản.

Rượu sake được làm từ hạt ngũ cốc và nước, với nấm kōji sử dụng để chuyển hóa tinh bột trong nguyên liệu thành đường. Quy trình này đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm cao, vì nó yêu cầu kiểm soát cẩn thận nhiệt độ và độ ẩm để đạt được hương vị và chất lượng đúng như mong muốn. Các kỹ thuật tương tự cũng được áp dụng để sản xuất shōchū, awamori và một số loại đồ uống có cồn khác.

Quảng cáo

Mang ý nghĩa như một món quà thiêng liêng từ thần linh, sake đóng vai trò quan trọng trong văn hoá nước Nhật. Nghệ thuật nấu rượu phần lớn được truyền lại qua hình thức học nghề.

Tại đây, rượu thường được sản xuất một cách rất công phu, tỉ mỉ bởi các bậc thầy nấu rượu, hay còn gọi là toji, cùng sự hỗ trợ tận tâm từ những người thợ phụ kurabito.

Các nhà máy rượu sake trải dài trên khắp Nhật Bản, với ít nhất một nhà máy tại tất cả 47 tỉnh thành, nơi họ làm quen với điều kiện khí hậu địa phương để tạo ra hương vị độc đáo riêng.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực bảo tồn kỹ thuật truyền thống, vốn đã được truyền lại qua nhiều thế hệ ở các vùng miền trên khắp Nhật Bản. Sự công nhận từ UNESCO là một cơ hội để thúc đẩy ngành công nghiệp sake, phục vụ cho phát triển khu vực cũng như mở rộng thị trường quốc tế”, Chánh Văn phòng Nội các Yoshimasa Hayashi phát biểu.

Nghệ thuật nấu rượu sake truyền thống đánh dấu mục thứ 23 của Nhật Bản trên danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể, bên cạnh các nghệ thuật văn hóa quan trọng khác như washoku - văn hóa ẩm thực truyền thống của Nhật Bản, và nghệ thuật kịch kabuki.

Akira Sasaki, Chủ tịch Nhà máy Rượu Sasaki tại Kyoto, chia sẻ: “Tôi hy vọng rằng điều này cũng sẽ trở thành cơ hội để mọi người đến Nhật Bản và ghé thăm chúng tôi cùng các nhà máy rượu sake trên toàn quốc”.

Theo https://thuonggiaonline.vn/ Copy

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/