Phụ thuộc nguyên liệu Trung Quốc, ngành da giày Việt thấp thỏm lo âu

BizLIVE - Tỷ nội địa hóa của ngành da thuộc chỉ đạt 30%, da tổng hợp là 40%, các loại phụ liệu trang trí chỉ ở mức xấp xỉ 45%…đặc biệt là phần lớn nguyên liệu nhập khẩu này vẫn xuất phát từ Trung Quốc, đang tạo nên một nguy cơ tiềm ẩn cho ngành.

Ảnh minh họa: internet

Theo số liệu cung cấp tại lễ sơ kết, trong năm 2013 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu ngành da – giày – túi xách đạt 10,4 tỉ đô la Mỹ, tương đương 10% GDP của cả nước.

Trong đó da giày đạt 8,5 tỷ USD, tăng trưởng 18% và túi xách đạt 1,9 tỷ USD, tăng trưởng 44%. Thặng dư thương mại năm 2013 đạt 6,2 tỷ USD tương đương 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Sáu tháng đầu năm 2014, sản phẩm da giày xuất khẩu vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao là 17,8% và sản phẩm ba lô túi xách xuất khẩu tăng trưởng 40,7% so với cùng kỳ.

Hiệp hội Da giầy, túi xách Việt Nam cho biết, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu đối với ngành sẽ được mở rộng hơn nữa với hàng loạt các hiệp định thương mại quốc tế có khả năng sẽ được ký kết vào cuối năm nay hoặc trong năm 2015.

Trong đó có một số hiệp định quan trọng như Hiệp định TPP, Hiệp định Thương mại Tự do với EU, Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Hải quan ba nước Nga, Belarus, Kazakhstan… 

Cùng với đó là cơ hội tiếp nhận nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ, giúp cho ngành da giày túi xách Việt Nam chủ động trong chuỗi cung, góp phần nâng cao giá trị gia tăng, tạo thêm thặng dư thương mại và có vị thế ngày càng cao trên thế giới.

Quảng cáo

Tuy nhiên, nhiều thách thức lớn đang được đặt ra cần tìm hướng khắc phục đối với ngành da giày, túi xách.

Thách thức lớn nhất đó là sự lệ thuộc của ngành vào thị trường xuất khẩu, tuy là nước đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng giày xuất khẩu, nhưng thị trường nội địa với gần 100 triệu dân, có sản lượng tiêu thụ giày dép hàng năm trên 130 triệu đôi lại đang bị bỏ ngỏ. 

Trên 90% sản lượng sản xuất từ các nhà máy là dành cho xuất khẩu, còn thị trường trong nước vẫn sử dụng phần lớn hàng nhập khẩu.

Mặc dù ngành da giày có thặng dư thương mại khá, nhưng tỷ lệ nội địa hóa của những nhóm vật tư chiến lược vẫn còn thấp.

Tỷ nội địa hóa của da thuộc chỉ đạt 30%, da tổng hợp là 40%, các loại phụ liệu trang trí chỉ ở mức xấp xỉ 45%…đặc biệt là phần lớn nguyên liệu nhập khẩu này vẫn xuất phát từ Trung Quốc, đang tạo nên một nguy cơ tiềm ẩn cho ngành.

Trong khi đó, chi phí sản xuất, đặt biệt là chi phí lao động đang ngày càng tăng. 

Theo một khảo sát sơ bộ của Hiệp Hội Da giày Túi xách Việt Nam, hiện nay, thu nhập bình quân của công nhân trong ngành tại khu vực phía Nam (TP.HCM, Bình dương, Đồng nai, Vũng tàu, Long an) đã đạt trên 4.500.000 đồng/tháng.

Nếu tính cả các chi phí lao động liên quan như tiền cơm, trợ cấp, các khoản phải nộp theo chế độ thì tổng chi phí lao động là gần 5.500.000 đồng, tương đương 260 USD/người/tháng, tuy thấp hơn Trung quốc và Thái lan, nhưng vẫn cao hơn nhiều nước sản xuất giày tại khu vực châu Á như Cambodia, Bangladesh, Indonesia…


Theo BizLive

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/