Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần hợp lực để thành công

Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác thương mại lớn, đặc biệt là tham giaCộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)… thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội, đồng thời cũ
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa

Áp lực cạnh tranh với hàng ngoại nhập giá rẻ

Nếu như trong WTO, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm thuế cho khoảng 1/3 số dòng thuế thì trong hầu hết các FTA đã ký Việt Nam cam kết xóa bỏ tới 90% số dòng thuế. Như vậy, hàng hóa từ các nước có FTA với Việt Nam đã có được “con đường” thuận lợi và không rào cản để thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh sẽ tăng lên khi lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng dưới tác động và hiệu ứng của các FTA.

Đối với Việt Nam, nguy cơ này có thể còn cao hơn khi các nước có FTA nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam, đang là những nước có hàng hóa bị kiện phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Thái Lan…). Các loại hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu từ các đối tác FTA cũng đồng thời thuộc các nhóm đứng đầu trong danh mục hàng hóa bị kiện phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới.

Thời gian qua, trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của hiện tượng hàng nước ngoài nhập khẩu (trứng gà, đùi gà, thép, dầu thực vật…) được bán với giá rẻ, khiến các doanh nghiệp, người nông dân Việt Nam… rất khó để cạnh tranh. Một khảo sát gần đây cho thấy, nhiều doanh nghiệp phản ánhviệc hàng hóa nước ngoài bán sang Việt Nam với giá rẻ hơn khi bán tại thị trường bản địa, nguyên nhân chính là do hàng hóa đó được Chính phủ nước sở tại trợ cấp hoặc do phía nước ngoài cố tình bán giá rẻ để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam giai đoạn đầu. Hơn nửa số doanh nghiệptham gia khảo sát cho rằng, hiện tượng này khiến họ phải cạnh tranh vất vả hơn, tuy vậy, vẫn có thể chống đỡ được; trong khi một số ít doanh nghiệpkhác lại cho rằng, các hiện tượng này không thể làm khó cho việc sản xuất -kinh doanh của họ hoặc nếu có thì cũng không đáng kể.

Trong khi đó, tại thị trường nước ngoài, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã và đang gặp phải không ít rắc rối khi nước sở tại áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Cách đây 10 năm, Việt Nam đã phải đối diện với những vụ kiện chống bán phá giá tại nước ngoài. Việc các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện bán phá giá có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như cá tra, cá ba sa, tôm, da giày...Hệ lụy của những vụ điều tra này để lại rất nặng nề, có thể dẫn đến nguy cơ thu hẹp hoặc mất thị trường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. Ngoài ra, khi bị kiện, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh.

Khả năng phòng vệ còn non yếu

Trong khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài đang gặp phải nhiều rào cản liên quan đến kiện tụng, phòng vệ thương mại của nước sở tại thì ngay trên thị trường nội tại, khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước trước sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của hàng ngoại nhập lại rất yếu.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)cho biết, tính tới tháng 10/2015, tổng số vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài là 70, tổng số vụ dẫn tới áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là 36, tổng số vụ điều tra chống trợ cấp là 7, tổng số vụ dẫn tới áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là 4; tổng số vụ điều tra tự vệ là 17 và tổng số vụ dẫn tới áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là 6.

Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ sử dụng công cụ phòng vệ thương mại 4 lần, với 3 vụ kiện tự vệ và 1 vụ kiện chống bán phá giá. Đáng lưu ý, trong 3 vụ việc phòng vệ thương mại của Việt Nam, nguyên đơn chỉ bao gồm 1 doanh nghiệp (với 2 vụ tự vệ) hoặc 2 doanh nghiệp (với vụ chống bán phá giá) và sản lượng sản phẩm liên quan các nguyên đơn sản xuất chiếm tới 70 - 80% tổng sản lượng sản xuất nội địa.

Khảo sát của Hội đồng Tư vấn phòng vệ thương mại, Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI thực hiện từ cuối năm 2014, với hơn 1.000 doanh nghiệp cho thấy, mức độ hiểu biết còn hạn chế của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại ở Việt Nam đối với hàng hóa nước ngoài còn hạn chế (khoảng 63% doanh nghiệp có nghe nói nhưng không biết sâu, gần 20% đã từng tìm hiểu sơ sơ, hơn 15% không biết và gần 2% đã tìm hiểu tương đối kỹ).

Khi được hỏi về cảm nhận của doanh nghiệp với tình hình giá hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam, hơn 56% doanh nghiệp không biết (không có thông tin), trên 22% có một số thông tin, hơn 9% không có hoặc có nhưng không đáng kể...

Kết quả điều tra khác cũng cho thấy, có tới 86% doanh nghiệp cho rằng, nếu đi kiện sẽ gặp khó khăn trong huy động tài chính cho việc này (trong đó 52% cho là khá khó khăn, 34% cho rằng rất khó khăn); 2% cho rằng chi phí kiện phòng vệ thương mại không là vấn đề lớn, 12% cho rằng có khó khăn nhưng quá lớn.

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp của Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI về khả năng đi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ cho thấy, chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng, các cán bộ nhân viên của doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu. 48% cho rằng, cán bộ nhân viên của mình có thể thực hiện việc này nhưng khó khăn. 41% doanh nghiệp trả lời hoàn toàn không thể.

Luật sư Phạm Lê Vinh, Công ty Luật TNHH ATIM cho rằng, điều mà các doanh nghiệp đang thiếu là thái độ hợp tác trước các vụ kiện phòng vệ thương mại. Kể cả với tư cách nguyên đơn hay bị đơn thì nhiều doanh nghiệp còn rất kém về thái độ tiếp cận. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn có tâm lý ngại kiện tụng, đặc biệt kiện tụng với nước ngoài. Đây là điều doanh nghiệp phải vượt qua, vì khi tham gia sân chơi chung, doanh nghiệp buộc phải chấp nhận sẽ có kiện tụng - một hoạt động thông thường trong các quan hệ thương mại.

Sức mạnh từ hợp lực

Phòng vệ thương mại là một công cụ “tập thể” được trao cho các ngành sản xuất nội địa nhằm bảo vệ cả ngành của mình trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh/nhập khẩu ồ ạt cũng mang tính tập thể từ bên ngoài. Vì vậy, một doanh nghiệp đơn lẻ không thể đứng đơn kiện hay sử dụng công cụ này, ngoại trừ trường hợp bản thân doanh nghiệp đó là đại diện của ngành. Do đó, vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc tăng cường kết nối các doanh nghiệp tham gia và trực tiếp tham gia cùng với doanh nghiệp sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại. Trong mỗi hiệp hội thường có nhiều ngành hàng khác nhau.

Vì vậy, việc liên kết giữa các doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội cần theo hướng phân nhóm cụ thể liên quan đến từng lĩnh vực, từng sản phẩm. Đây là những nhóm doanh nghiệp mà khi khởi kiện hoặc bị khởi kiện phòng vệ thương mại sẽ thuộc cùng một đối tượng.

Đánh giá về khả năng khởi kiện của các doanh nghiệpViệt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, kiện phòng vệ thương mại là cuộc chơi tập thể, là chiến lược hay hành động của cả một ngành sản xuất nội địa. Để sử dụng công cụ này, các doanh nghiệp phải tập hợp lại với nhau thành một lực lượng đủ sức đại diện cho một ngành sản xuất nội địa liên quan (cho sản phẩm liên quan).

Trước tiên, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và nắm vững các quy trình, thủ tục điều tra cũng như các thông tin liên quan đến vấn đề phòng vệ thương mại quốc tế. Đồng thời, để chuẩn bị cho vụ kiện, doanh nghiệp cũng cần phải tập hợp những bằng chứng bán phá giá, bán hàng được trợ cấp, bằng chứng về những thiệt hại gây ra đối với mình, thuê luật sư tư vấn theo kiện… Đây là những yêu cầu cốt yếu cho mọi nguyên đơn trong các vụ kiện phòng vệ thương mại.Những công việc này đòi hỏi phải có chi phí lớn, vì vậy nếu không có sự chuẩn bị về nguồn lực, hiệu quả sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại sẽ rất hạn chế.

Về phía các cơ quan nhà nước, cần công khai thông tin, hỗ trợ tìm kiếm, tập hợp số liệu chính thức thuộc kiểm soát, đồng thời, có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua các hình thức như: Đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính liên quan tới việc đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp gắn với mục tiêu kiện phòng vệ thương mại; phối hợp hiệu quả, kịp thời với cơ quan điều tra trong việc cung cấp thông tin phục vụ điều tra.Quan trọng nhất, Nhà nước cần hoàn thiện về cơ sở pháp lý đối với công cụ phòng vệ thương mại.




Theo Thông tin Tài chính



Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/