Phó thống đốc lý giải nguyên nhân nợ xấu tăng

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục rà soát và có thể có những kiến nghị, đề xuất làm sao đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu...
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: "Xử lý nợ xấu trong điều kiện ngân sách hạn chế thì giải pháp chúng ta đưa ra là khá phù hợp, song cũng cần phải có thời gian, có lộ trình".

“Lý do khiến nợ xấu có xu hướng tăng là do doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, chưa có khả năng trả nợ, hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn hạn chế cũng như những quy định về nợ xấu đã có sự thay đổi nhất định”.

Lý giải trên được Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ chiều 28/8, trước câu hỏi của báo giới “tại sao lại để xảy ra tình trạng nợ xấu gia tăng?”

Thừa nhận thực tế trên, Phó thống đốc cho hay, tính đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu ở mức 4,17%, cao hơn mức 4,07% vào cuối tháng 5/2014 và mức 3,61% cuối năm 2013. 

Theo bà Hồng, có hai nguyên nhân căn bản khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng.

Thứ nhất, do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, cho nên khi đến hạn, nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, dẫn đến số nợ xấu tăng lên, trong khi khả năng tín dụng mở rộng còn hạn chế do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp.

Thứ hai, vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 09 về phân loại nợ cũng như quy định trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu. Mặc dù thông tư này cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780 ban hành từ năm 2012 đến tháng 4/2015, nhưng Thông tư 09 lại có những quy định theo hướng chặt chẽ để đảm bảo quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ không bị lạm dụng. 

Quảng cáo
Hơn nữa, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, trong thông tư này, phạm vi phân loại nợ cũng rộng hơn trước, bao gồm cả phạm vi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Cho nên, nhìn vào mặt tử số của nợ xấu thì sẽ thấy nợ xấu có xu hướng tăng do 2 nguyên nhân cơ bản là hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, trong khi dư nợ tín dụng khó mở rộng. 

Liên quan đến công tác xử lý nợ xấu, Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, trong 8 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. 

Thực tế, qua 8 tháng, các tổ chức tín dụng cũng đã tích cực xử lý nợ xấu. Tính đến hết tháng 6/2014, các tổ chức tín dụng đã xử lý được tổng số nợ xấu khoảng 33.000 tỷ đồng, trong đó có thu nợ từ khách hàng, bán phát mại tài sản đảm bảo của các khoản nợ và xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro.

Đối với việc bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), từ 10/2013, VAMC đã mua được với trị giá số dư nợ khoảng 55.000 tỷ đồng và sẽ tiếp tục cho tới hết 2014, dự kiến mua được khoảng 70 - 100.000 tỷ đồng nợ xấu. 

Tuy nhiên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh VAMC không phải “đũa thần”. Bởi thực tế, trong điều kiện của Việt Nam, nợ xấu vẫn là hệ lụy tích lũy từ nhiều năm, trong khi hiện nay việc xử lý nợ xấu lại không có tiền từ ngân sách, cho nên phương án để xử lý nợ xấu qua thành lập các VAMC để mua lại nợ của các tổ chức tín dụng, giúp các tổ chức này có thể làm sạch bản cân đối của mình và tiếp tục các hoạt động cho vay. 

“VAMC cũng phối hợp với tổ chức tín dụng cơ cấu lại các khoản nợ cho doanh nghiệp và có thể giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Như vậy, bản thân doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc xử lý nợ xấu”, bà Hồng nói.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước cũng đang phối hợp với các bộ, ngành chức năng để rà soát lại những vướng mắc cho Nghị định 53 về xử lý nợ xấu của Chính phủ, để sửa đổi, làm sao tháo gỡ khó khăn cho quá trình xử lý nợ xấu.

Đồng thời sẽ tiếp tục rà soát quá trình xử lý nợ xấu và có thể có những kiến nghị, đề xuất làm sao đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

“Xử lý nợ xấu trong điều kiện ngân sách hạn chế thì giải pháp chúng ta đưa ra là khá phù hợp, song cũng cần phải có thời gian, có lộ trình và sự phối hợp của các bộ ngành”, bà Hồng nhấn mạnh.

Theo VnEconomy
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/