Dưới đây là những phát ngôn ấn tượng của các nhà lãnh đạo, điều hành Chính phủ, giành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong năm 2015.
Phát biểu tại Diễn đàn Đối tác Phát triển 2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp rất quan trọng với các đối tác phát triển, đó là: “Chúng tôi coi nhân dân là người quyết định thành công hay thất bại của nền kinh tế”.
Theo Thủ tướng, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và cải cách mạnh mẽ, đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, để cải cách và hội nhập thành công thì vai trò của nhân dân có ý nghĩa quyết định và Thủ tướng khẳng định sẽ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.
Những trăn trở trên được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ với cộng đồng Doanh nghiệp khởi nghiệp Start Up vào chiều ngày 12/8. Nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ những khó khăn và trở ngại trong quá trình khởi nghiệp, do chính những quy định kinh doanh của Việt Nam.
Cho rằng cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, Phó Thủ tướng đã “đặt hàng” chính cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc tư vấn chính sách. Phó Thủ tướng cũng khẳng định sẽ hết sức tạo mọi điều kiện để giúp cho cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Thẳng thắn chia sẻ về tình hình kinh tế hiện nay là những gì thấy được ở Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong năm qua. Đáng chú ý nhất là con số “giật mình” mà Bộ trưởng đưa ra trong cuộc họp tổ sáng ngày 22/10, cho biết tình hình ngân sách năm 2016 rất căng thẳng.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi lên Quốc hội, số thu năm 2016 tăng cao hơn 60.750 tỷ đồng so với dự toán năm 2015. Thế nhưng, Bộ trưởng Vinh lại cho rằng nếu cân đối lại các khoản thì vốn cho đầu tư, phát triển chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Mặc dù đây là một khoản nhỏ trong toàn bộ cấu phần chi tiêu ngân sách của Nhà nước, song cũng đặt ra nhiều lo ngại về tình hình ngân sách hiện nay.
Trực tiếp “vi hành” kiểm tra hiện trưởng Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vào ngày 7/3, khi kiểm tra đến gói thầu số 2 gồm liên danh nhà thầu Trường Sơn – Vạn Cường – Cienco 6 – Công ty 703, mặc dù đang vượt tiến độ trên tổng giá trị sản lượng, nhưng vẫn chậm so với kế hoạch, Bộ trưởng Thăng đã chỉ đích danh nhà thầu Vạn Cường truy vấn.
Bộ trưởng còn tiếp tục nhắc nhở: “Kể cả nhà thầu phụ cũng phải chọn, tránh việc thay vào thay ra là mất thời gian. Mặc dù tiến độ tổng thể đạt, nhưng nhà thầu nào yếu là phải thay. Không phải cho ông vào ông lấy cái thương hiệu đã từng làm cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi rồi ông ra, để các công trình sau ông làm hồ sơ năng lực. Ông đá chân đất mà cứ đòi vào đá ngoại hạng Anh là không được. Đây không phải là chỗ thử việc”.
Trước tình trạng đề tài “xếp ngăn kéo” mà đại biểu Quốc hội chỉ ra là phổ biến, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân trong phiên trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra ngày 12/6, thừa nhận có thực trạng này.
Theo Bộ trưởng, một trong ba đề tài được gọi là "xếp ngăn kéo" là đề tài nghiên cứu cơ bản, thường là xếp ngăn kéo vì nó đi trước thời đại, nên phải nằm trong ngăn kéo để chờ đợi trình độ phát triển của xã hội đến một mức độ nhất định mới có thể ứng dụng được.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng ngày 17/11 về tình trạng thực phẩm bẩn, kém chất lượng ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng nguyên nhân chính là do thiếu quyết tâm trong xử lý của cơ quan chức năng, nguồn lực thực hiện rất hạn chế và những bất cập trong quy định hiện hành.
Dẫn chứng từ Điều 244 quy định nếu buôn bán thực phẩm độc hại mà gây thiệt hại tính mạng hoặc sức khỏe nghiêm trọng thì mới xử lý, có nghĩa là “phải lăn ra chết mới xử lý”. Song Bộ trưởng cho biết việc ăn thực phẩm ít xảy ra trường hợp này nên cũng không xử lý được!.
Trả lời câu hỏi của Đại biểu Quốc hội về vấn đề thoái vốn, cổ phần hóa DNNN tại phiên chất vấn ngày 17/14, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết hiện cơ chế, chính sách đang tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động thoái vốn, cổ phần hóa DNNN.
Hiện phần vốn Nhà nước tại các DN còn khoảng 1,2 – 1,3 triệu tỷ đồng. Song thị trường tài chính chưa phát triển, nên Bộ trưởng cho rằng việc thoái vốn Nhà nước phải có trật tự, bởi nếu bán không cẩn thận sẽ làm thất thoát tiền nhà nước.
Báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 sáng ngày 3/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện tại gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đã được giải ngân rất nhanh nhưng tới đây cũng sẽ hết khi nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở bình dân cạn. Tuy vậy, theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, việc hỗ trợ người dân vay mua nhà với lãi suất thấp là công việc lâu dài chứ không chỉ gói 30.000 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng, đây là gói hỗ trợ trong giai đoạn thị trường bất động sản khó khăn. Nên hết gói này thì chắc chắn theo luật, theo Nghị định của Chính phủ sẽ có các chương trình dài hạn hỗ trợ với lãi suất thấp, giúp người dân có thu nhập thấp cải thiện vấn đề nhà ở.
Phát ngôn đầy ấn tượng này được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đưa ra trong phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 17/11. Trước câu hỏi của đại biểu Quốc hội về thực trạng của ngành du lịch Việt Nam đang đối mặt, Bộ trưởng thừa nhận đang tồn tại những yếu kém trong ngành.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết bên cạnh việc hoàn thiện chính sách pháp luật, Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch đang triển khai nhiều đề án, dự án để nâng cao hơn nữa chất lượng của ngành du lịch. Kết thúc phần trả lời chất vấn, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã phát biểu 1 câu mang sắc thái vui vẻ cho cả nghị trường, nhưng lại được dư luận rất quan tâm: "Với tư cách là người đứng đầu ngành văn hóa, thể thao và du lịch, những gì đã cố gắng thì cố gắng rồi. Chưa đạt được mong muốn của Quốc hội thì tôi xin chịu trách nhiệm và truyền đạt lại cho bộ trưởng kế tiếp".
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội ngày 12/6, nhiều đại biểu đặt ra lo ngại về sự chênh lệch số liệu thống kê xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, thực tế việc chênh lệch về số liệu thống kê giữa các nước tồn tại ở nhiều quốc gia. Kim ngạch càng lớn thì chênh lệch càng nhiều.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận "chắc chắn là có buôn lậu và có kinh tế ngầm". Nhưng để đánh giá về mức độ gây hại đến nền kinh tế thì chưa có cơ sở. Nguyên nhân của tình trạng này theo Bộ trưởng có yếu tố liên quan đến vấn đề đội ngũ quản lý thị trường, và biện pháp để khắc phục là "làm trong sạch đội ngũ đó".
Gạt bỏ những nghi vấn về việc đăng ký hiến tạng để “làm hình ảnh”, vì trách nhiệm của người đứng đầu ngành Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, bà làm việc này từ 2 năm trước, không ai biết, cùng với danh sách rất nhiều những người thiện nguyện khác.
“Chuyện đăng ký hiến tạng là chuyện bình thường của mỗi con người, mỗi công dân. Nhưng khi làm quản lý nhà nước thì việc đó càng thôi thúc và cần thiết, cần đẩy nhanh, mạnh hơn hoạt động này để có được nguồn tạng hiến ghép cho người bệnh” – Bộ trưởng chia sẻ.
An Ngọc/Trí thức Trẻ