Những bước ngoặt lịch sử của điện ảnh thế giới

Lịch sử ngành Điện ảnh cho đến nay đã có được những dấu mốc quan trọng, đánh dấu những bước tiến vượt bậc, trên chặng đường phát triển.

Bộ phim sử dụng kĩ xảo đặc biệt đầu tiên


Bộ phim

Bộ phim The lost world năm 1925 là bộ phim đầu tiên có sử dụng kỹ xảo đặc biệt.


Dù một số đoạn của bộ phim The lost world sản xuất năm 1925 đã bị mất đi, nó vẫn là một tượng đài về hiệu ứng đặc biệt vào thời điểm ra mắt. Chuyên gia kĩ xảo nổi tiếng Willis O'Brien đã sử dụng các mô hình khủng long trong bộ phim này như một phép thử cho bộ phim kinh điển King Kong vào năm 1933. Dù các kĩ xảo rất sơ khai so với ngày nay, nhưng rất khó để miêu tả về sự kinh ngạc của khán giả thời đó khi xem bộ phim này.


Đoạn phim về một con khủng long Allosaurus được trình chiếu cho Hiệp hội ảo thuật gia Mỹ và được đưa lên trang nhất của tờ New York Times vào ngày hôm sau: "Các loài quái vật của thế giới cổ đại, hay của một thế giới mới vừa phát hiện, giống thật đến không ngờ. Nếu là giả thì chúng là một kiệt tác." The Lost World là bộ phim đầu tiên sử dụng các kĩ xảo như vậy, và tạo tiền đề cho hàng nghìn bộ phim bom tấn với kĩ xảo hiện đại sau này.


Bộ phim kinh dị đầu tiên được đề cử giải Oscar cho phim hay nhất (The Exorcist, 1973)


Exorcist

Exorcist (1973) là bộ phim kinh dị đầu tiên được đề cử giải Oscar.


The Exorcist vẫn là một trong những bộ phim đáng sợ nhất mọi thời đại dù nó đã ra mắt được hơn 40 năm. Ngoài những hình ảnh và bối cảnh có thể gây sợ hãi với cả các fan của phim kinh dị ngày nay, các đánh giá thời đó còn chỉ ra một cốt truyện chặt chẽ dựa trên tiểu thuyết của Willam Peter Batty và trình độ diễn xuất vượt xa tiêu chuẩn của các bộ phim kinh dị.


Bộ phim này đã chứng minh rằng trình độ sản xuất hoàn toàn có thể đẩy các bộ phim kinh dị lên tầm nghệ thuật. Nhờ đó, nó không chỉ là bộ phim kinh dị đầu tiên được đề cử giải Oscar cho Phim hay nhất mà còn được đề cử trên 10 giải thưởng khác ở các tiêu chí quan trọng. William Peter Blatty đã giành giải cho kịch bản hay nhất và bộ phim cũng nhận được giải Âm thanh xuất sắc. Tuy nhiên không có bộ phim kinh dị nào chiến thắng được giải Oscar ở hạng mục chính cho tới khi Silence of the Lambs (Sự im lặng của bầy cừu) giành được tất cả các giải thưởng vào năm 1991.


Phim 3D đầu tiên (The Power of Love, 1922)


Bộ phim 3D đầu tiên được công chiếu là

Bộ phim 3D đầu tiên được công chiếu là The Power of Love vào năm 1922.

Quảng cáo


Bộ phim Bwana Devil (1952) thường được coi là phim 3D đầu tiên, nhưng thực ra nó chỉ là bộ phim làm dấy lên làn sóng này. Đã có rất nhiều thử nghiệm với định dạng 3D được tiến hành trước đó hàng chục năm với những mức độ thành công khác nhau. Trong đó, bộ phim 3D đầu tiên được công chiếu là The Power of Love vào năm 1922. Khi đó, bộ phim được trình chiếu hoàn toàn ở định dạng 3D lần duy nhất vào tháng 9/1922 tại nhà hát Khách sạn Ambassador thuộc thành phố Los Angeles. Sau đó, nó được chiếu ở định dạng bình thường với một cái tên khác, và phiên bản 3D ban đầu đã biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, hệ thống hiển thị 3D sử dụng trong phim (dùng kính màu đỏ và xanh) vẫn tồn tại và trở thành tiêu chuẩn cho thời kì bùng nổ phim 3D vào những năm 1950.


Bộ phim xếp hạng X đầu tiên và duy nhất được giải Oscar cho Phim hay nhất


Midnight cowboy

Midnight cowboy (1969) là bộ phim hạng X đầu tiên và duy nhất được giải Oscar dành cho Phim hay nhất.


Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ (MPAA) đã đưa ra hệ thống phân loại phim và áp dụng trên toàn lãnh thổ đất nước nhằm đảm bảo tựa đề, nội dung và tính chất của phim đúng với đối tượng xem. Theo đó, các xếp hạng độ tuổi ban đầu của MPAA bao gồm G, PG, R và X. Chúng bao phủ một phạm vi khán giả rộng lớn nhưng rất dễ phân chia, bao gồm các phim phù hợp với mọi đối tượng khán giả cho tới những phim chỉ dành cho người trưởng thành. Mục đích ban đầu của xếp hạng X chính là dành cho các bộ phim "chỉ dành cho người trưởng thành", giống như xếp hạng NC-17 (không dành cho người dưới 17 tuổi) ngày nay.
 

Do đó, trong thời điểm mà các phim chỉ nhắm tới đối tượng khán giả trưởng thành vì mục đích lợi nhuận, bộ phim Midnight Cowboy (Cao bồi nửa đêm) đã làm được điều không tưởng: Bị dán nhãn X nhưng đã đoạt 3 giải Oscar, trong đó có giải Phim hay nhất. Bộ phim đã biến Dustin Hoffman và Jon Voight trở thành các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng được cả thế giới biết đến. Nó đựoc xếp hạng X do mang "chủ đề người lớn" và sau này đã được xếp hạng R để công chiếu lại.

Bản ghi âm vàng đầu tiên


Midnight cowboy

Ca sĩ Perry Como là người đầu tiên nhận giải bản ghi âm vàng do hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ trao tặng.


Hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA) đã không có tiêu chuẩn nào dành cho các bản ghi âm đạt một mức bán hàng nhất định cho tới năm 1958. Chính doanh số khủng khiếp của ông hoàng nhạc rock Elvis Presley với bản thu của mình mới khiến RIAA đưa ra quy chuẩn cho giải thưởng này. Và như vậy ca sĩ Perry Como đã trở thành người đầu tiên nhận được chiếc đĩa vàng danh giá cho single “Catch a falling star” với số lượng ghi âm vượt quá con số 500 nghìn bản. Sau giải thưởng mang tính bước ngoặt của Como, người tiếp theo được nhận giải là Laurie London cho "He's got the whole world in his hands". Chỉ sau đó, Elvis Presley mới được nhận chiếc đĩa vàng đầu tiên trong số 53 chiếc mà ông sẽ có trong sự nghiệp.


Giải đĩa Bạch kim (cho số lượng trên 1 triệu bản) xuất hiện sau năm 1976 và được trao lần đầu tiên cho ban nhạc The Eagles với album "The greatest hits 1971-1975".





Phan Hạnh



Theo Toptenz
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/