Tiếp đến là Singapore với 2.815,7 triệu USD, chiếm 21,8%; Hàn Quốc 1.937,5 triệu USD, chiếm 15%; Trung Quốc 1.221,3 triệu USD, chiếm 9,4%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 552,1 triệu USD, chiếm 4,3%; CHLB Đức 322,3 triệu USD, chiếm 2,5%.
Bên cạnh đó, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) tháng 7 ước tính đạt 25.679,1 tỷ đồng. Tính chung 7 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN đạt 140,2 nghìn tỷ đồng, bằng 47,2% kế hoạch năm và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN trong tháng 7 cao hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước nhưng nhìn chung tình hình giải ngân và thực hiện nguồn vốn này trong 7 tháng năm nay còn chậm.
Các Bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, bảo đảm kế hoạch đề ra.
Cũng trong 7 tháng năm 2017 có 2.946 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 3,1 tỷ USD. Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 7 tháng đạt 21,9 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 7 tháng ước tính đạt 9,1 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong 7 tháng năm nay, cả nước có 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Thanh Hóa có số vốn đăng ký lớn nhất với 3.054,5 triệu USD, tiếp đến là Nam Định 2.125,9 triệu USD, Kiên Giang 1.337,8 triệu USD, Bình Dương 1.043,3 triệu USD, TP. Hồ Chí Minh 744,1 triệu USD, Tây Ninh 694,2 triệu USD, Hà Nội 582,4 triệu USD…