Ngành tôm Việt Nam: Tư duy chuỗi đầu tư

(DĐDN) - Là một quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu tôm lớn, thế nhưng chúng ta luôn trong tình trạng bấp bênh về giá. Bởi lẽ, chúng ta vẫn phụ thuộc quá lớn vào một thị trường - Trung Quốc.

Theo báo cáo của VASEP, Tôm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, hiện chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.


Chia sẻ với chúng tôi, giám đốc một DN tư nhân tại Cà Mau cho biết, hồi đầu năm DN tưởng trúng được đơn hàng cung cấp tôm nguyên liệu với khối lượng lớn cho một bạn hàng Trung Quốc. Cty đã dốc toàn lực, cộng thêm nguồn vốn đi vay của ngân hàng để đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm, nhưng đến cận ngày giao hàng đối tác Trung Quốc đã tìm cách thoái thác, “xù” hợp đồng khiến DN “trở tay” không kịp. Đang trong lúc khó khăn, nợ đến ngày phải trả thì lại có một đối tác khác đặt vấn đề sẽ mua lại toàn bộ số tôm nguyên liệu đang dồn ứ, tất nhiên với mức giá thấp hơn so với mức giá đối tác Trung Quốc đã thỏa thuận, đồng ý mua lúc đầu. Mặc dù, biết là thua thiệt nhưng DN vẫn phải chấp nhận bán tháo để thu hồi vốn vì tôm đã đến kỳ thu hoạch. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là, đối tác Trung Quốc và bên hỏi mua thực chất cũng chỉ là một đầu mối, cùng dùng chiêu ép giá DN trong nước nhằm thu mua với mức giá thấp hơn mặt bằng giá chung trên thị trường- vị DN này chia sẻ.
Quảng cáo

Ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản VN (Vasep) cho rằng, cách làm ăn chỉ thấy lợi trước mắt đối với những DN trong lĩnh vực của ngành tôm hiện nay đang diễn ra khá phổ biến. 

Thừa nhận rằng, chúng ta không thể đóng cửa đối với thị trường Trung Quốc nhưng chúng ta cần phải thay đổi chiến lược làm ăn đối với thị trường này. Theo đó, thay bằng việc xuất hàng trước và nhận tiền sau thì nay, chúng ta cần phải nhận tiền trước và xuất hàng sau. Hơn nữa, trong giao thương cần phải có những hợp đồng ký kết rõ ràng, trong đó có các điều khoản quy định ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng giám đốc Cty CP Chế biến Thủy sản Út Xi,  đã đến lúc chúng ta cần phải tự chủ để mạnh lên, tránh phụ thuộc vào một thị trường. Và sự tự chủ đó trước hết là cần phải thay đổi tư duy đầu tư nghiêm túc vào nuôi trồng, chế biến, tổ chức lại việc xuất khẩu. Đây thực chất là lối tư duy của mối liên kết phát triển theo chuỗi sản xuất từ con giống - nuôi- xuất khẩu, hợp tác bao tiêu đầu ra cho nông dân và tìm kiếm những nguồn nguyên liệu nhập khẩu với giá thành hợp lý.


Mặt khác, bản thân DN cũng cần phải xúc tiến hoạt động ngoại giao để các thị trường nhập khẩu tin tưởng và thừa nhận tiêu chuẩn của những giống tôm VietGAP của VN ngang bằng với các loại tiêu chuẩn quốc tế uy tín khác. Cùng với đó là cần có biện pháp phòng chống từ xa, thường xuyên chủ động theo dõi thị trường xem hàng hóa của mình vào thị trường đó có nguy cơ bị bán phá giá hay không, để từ đó có những điều chỉnh thích hợp.

Mai Thanh

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/