Ngành nào ở Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TPP?

Mặc dù còn mất một thời gian tương đối nữa cho đến khi TPP chính thức có hiệu lực nhưng thị trường cổ phiếu – nơi phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư – thường sẽ có phản ứng tích cực đầu tiên.
Ngành nào ở Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TPP?

Sau 5 năm ròng rã với vô số bất đồng, tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất, mở đường cho khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới.

Sau khi thống nhất được đàm phán, TPP sơ bộ sẽ có khả năng được ký kết sớm nhất vào đầu năm 2016, sau đó hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi được thông qua tại từng quốc gia thành viên.

Đợi chờ phản ứng tốt từ những cổ phiếu hưởng lợi từ TPP

Trong báo cáo mới đây của BSC, công ty chứng khoán này cho biết tác động trong ngắn hạn đối với thị trường chứng khoán khi TPP được thông qua là không đáng kể. Tuy nhiên về dài hạn, thị trường chứng khoán cũng sẽ nhận nhiều ảnh hưởng tích cực khi có khá nhiều doanh nghiệp được hưởng lợi từ hiệp định này.

Cụ thể, các nhóm ngành Dệt may, da giày, thủy sản, gỗ, phân phối ô tô, khu công nghiệp, cảng biển… sẽ được hưởng lợi khi được miễn thuế, giảm thuế đáng kể khi tiếp cận thị trường các nước đối tác khác.

Ngành dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi lớn nhất từ TPP. Các nước tham gia TPP là đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật. 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu sang 11 nước trong TPP. Các doanh nghiệp đang niêm yết tiêu biểu trong ngành như TCM, GMC, TNG sẽ phản ánh hiệu ứng tích cực từ hiệp định này.

Trên thực tế, TPP có hiệu lực và nếu các doanh nghiệp dệt may đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng thì mức độ ảnh hưởng của các doanh nghiệp niêm yết ngành này lên thị trường chứng khoán là không đáng kể. Vốn hóa của các cổ phiếu dệt may chỉ chiếm khoảng 0,36% tổng vốn hóa thị trường, khối lượng giao dịch bình quân của các mã cổ phiếu ngành dệt may kjhoangr 52,7 tỷ đồng/ngày, cũng khá thấp so với khối lượng giao dịch bình quân của HoSE (1.844 tỷ đồng) và HNX (754 tỷ đồng).

Cùng với ngành dệt may, các ngành xuất khẩu lớn như da giày, thủy sản (FMC, VHC), gỗ ( GDT, TTF) sẽ nhận thêm nhiều ưu đãi từ các thị trường thuộc TPP.

Nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao cũng là lúc hàng hóa thông qua các cảng biển của Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 8%-9% và nhu cầu có thể vượt cung vào năm 2018 đối với các cảng khu vực phía Bắc. Các khu công nghiệp gần cảng, sân bay cũng sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện trên sàn chứng khoán có 5 doanh nghiệp khu công nghiệp đang niêm yết là KBC, ITA, LHG, SZL và D2D. Tuy nhiên chỉ có KBC, ITA và LHG có quỹ đất lớn để mở rộng cho thuê.

Mặc dù cho rằng thị trường chứng khoán chưa bị tác động mạnh bởi đàm phán TPP nhưng những gì xảy ra trong phiên giao dịch ngày 5/10 cho thấy tâm lý tích cực của nhà đầu tư đã khiến cả điểm số và thanh khoản trên 2 sàn được cải thiện đáng kể. Mặc dù còn mất một thời gian tương đối nữa cho đến khi TPP chính thức có hiệu lực nhưng thị trường cổ phiếu – nơi phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư – thường sẽ có phản ứng tích cực đầu tiên.

Liệu có "đốn ngã" những doanh nghiệp Việt?
Ngược lại với hiệu ứng tích cực đang lan tỏa, TPP  khiến nhiều doanh nghiệp các nhóm ngành mía đường, dược, nông sản… phải "méo mặt".

Đối với mía đường, việc tham gia TPP cũng như các hiệp định thương mại khác sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bõ các hạn ngạch nhập khẩu. Ngành mía đường dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới. Đặc biệt trong các nước tham gia TPP có Úc – nước xuất khẩu mía đường lớn thứ 3 thế giới.
Ngành sữa Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi trong số 12 nước tham gia TPP có Australia và New Zealand – những quốc gia có ngành sữa rất phát triển. 

Các sản phẩm chất lượng thấp, không đạt chuẩn sẽ bị cạnh tranh trực tiếp trên sân nhà. Khi xem xét cơ cấu xuất khẩu của các nước TPP, có thể thấy những ngành sản xuất của Việt Nam sẽ gặp khó khăn là ôtô, thịt lợn, thịt bò và đường, sữa.

Trên thực tế, thị trường Việt Nam đã có sự tham gia mạnh mẽ của các “ông lớn” ngoại. TPP được ký kết cũng đồng nghĩa với việc nguồn vốn FDI sẽ được đổ vào các lĩnh vực được hưởng lợi như dệt may, thủy sản, gỗ,… Đây là một thách thức lớn cho những doanh nghiệp trong thị trường nội địa cạnh tranh để tồn tại.



Theo Nhịp sống Kinh doanh
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/