Ngân hàng nội, ngoại cùng đua bán lẻ

(DĐDN) - Nhiều ngân hàng thương mại trong nước đang quyết liệt đẩy mạnh kênh bán lẻ.
Nếu trước đây các ngân hàng ngoại chỉ chú trọng về chất lượng, dịch vụ để thu hút khách hàng, hiện nay họ đang dần chuyển hướng sang cạnh tranh bằng giá. Trong khi đó, khối ngân hàng trong nước cũng chuyển hướng, tập trung vào phân khúc bán lẻ để giảm bớt lệ thuộc vào doanh thu từ hoạt động cho vay. Cuộc cạnh tranh trên thị trường bởi thế ngày càng gay gắt.



Ngoại tăng tốc

Vài năm trở lại đây, trong khi khối doanh nghiệp nội gặp nhiều khó khăn, thu hẹp sản xuất thì khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lại không ngừng “nở nồi”. Chỉ tính 6 tháng đầu năm, khối doanh nghiệp FDI xuất khẩu đạt 47,82 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ và chiếm đến 67,5% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Con số nhập khẩu của khối ngoại cùng thời gian này đạt 39,29 tỷ USD, tăng 11,4% và chiếm 56,5% kim ngạch nhập khẩu.

Lâu nay, trong khi khối ngân hàng thương mại nhà nước tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp nhà nước; ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ chú trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ; các ngân hàng ngoại thì chú tâm nhiều đến khối doanh nghiệp ngoại, khách hàng cá nhân. Song bản đồ thị phần trên thị trường ngân hàng bán lẻ đang được vẽ lại nhờ vào sự gia tăng nhanh chóng của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Ông Huỳnh Trung Minh, chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ nhận xét: không chỉ phục vụ doanh nghiệp FDI, khối ngân hàng ngoại còn tập trung phát triển khách hàng cá nhân với nhiều ưu đãi, cung cấp tiện ích hàng đầu và mở rộng thị phần với nhóm khách hàng nội địa. Sau một thời gian có mặt ở Việt Nam, khối ngoại bắt đầu am hiểu nhu cầu, văn hóa của khách hàng. Nếu trước đây, ngân hàng ngoại chỉ cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, thì nay đã chú trọng hơn cạnh tranh về giá – tiêu chí quan trọng của khách hàng Việt.

Đơn cử, các ngân hàng thương mại cả nội lẫn ngoại đang chạy đua cho khách hàng vay mua nhà. Trong khi các ngân hàng thương mại trong nước đánh vào tâm lý lãi suất cho vay rẻ, chỉ 6,99%/năm, 7,99%/năm… trong mấy tháng đầu thì một số ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ cũng nhập cuộc với mức lãi suất thấp, thậm chí không lãi suất trong thời gian đầu. Chính sách cho vay 0% lãi suất khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ, mua xe máy cũng được cả hai khối ngân hàng nội và ngoại áp dụng để cạnh tranh, thu hút khách hàng.

“Một số ngân hàng ngoại như: HSBC, ANZ, Standard Chartered, Hong Leong Bank có số lượng chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch ở Việt Nam khá khiêm tốn so với ngân hàng trong nước, nhưng đối tượng khách hàng của họ chủ yếu là trung lưu và cao cấp, sử dụng các dịch vụ cao cấp. Khuynh hướng khách hàng cao cấp chuyển sang ngân hàng ngoại ngày càng nhiều nên giá trị gia tăng ngân hàng thu được sẽ không nhỏ”, ông Huỳnh Trung Minh nhận xét.

Vì sao ngân hàng khoái mua công ty tài chính?

Theo các chuyên gia kinh tế, hiện đang có xu hướng các ngân hàng thương mại mua lại các công ty tài chính. Chẳng hạn tiếp nối thương vụ HDBank mua lại Công ty tài chính Việt Société Générale (SGVF) trong năm 2013, ngay từ đầu năm nay, một số thương vụ mua bán khác cũng được công bố. SHB xin ý kiến cổ đông về việc mua lại một công ty tài chính mà nhiều khả năng là Công ty tài chính Viettel – Vinacomex (VVF). Đến tháng 5/2014, Maritime Bank trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty tài chính dệt may sau khi mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập đoàn Dệt may Việt Nam tại công ty này (64,1%). Tháng 6/2014, VP Bank cho biết sẽ mua lại Công ty TNHH một thành viên tài chính Than – Khoáng sản Việt Nam (CMF) từ Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) sau khi được Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về mặt nguyên tắc.

Mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng cho rằng, xu hướng thâu tóm công ty tài chính của các ngân hàng thương mại trong nước là nhằm phát triển cơ sở khách hàng và đẩy mạnh hoạt động bán lẻ. Bởi đối tượng vay của các công ty tài chính khá riêng biệt, phục vụ chủ yếu các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ với sản phẩm cho vay tiêu dùng. Đây là phân khúc mà khối ngân hàng thương mại đang muốn đẩy mạnh. Hơn nữa, Nghị định 39/2014 của Chính phủ đã cho phép công ty tài chính được thực hiện hoạt động ngân hàng về phát hành thẻ tín dụng, huy động vốn của các tổ chức, bảo lãnh, bao thanh toán. Quy định này mở ra bước tiến mới giúp ngân hàng thương mại có thể tận dụng kênh này để cung cấp sản phẩm bán lẻ và tiện ích thanh toán.

Tăng chất lượng, nâng minh bạch

Đến lúc các ngân hàng thương mại trong nước phải cải tiến chất lượng dịch vụ thông qua việc xóa bỏ chuyện “xin-cho” trong giao dịch ngân hàng. Chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển phân tích: “Trong một thời gian dài, khối ngân hàng nội không tập trung vào phân khúc bán lẻ vì còn những thị trường khác hấp dẫn hơn như cho vay bất động sản, chứng khoán… Chỉ đến khi kinh tế trong nước và thế giới suy thoái, các ngân hàng mới quay lại tập trung cho bán lẻ, chú trọng phân khúc dịch vụ, khách hàng cá nhân. Ngược lại, ngay từ khi vào Việt Nam, khối ngoại đã tập trung phát triển bán lẻ, như ANZ hay Công ty Tài chính Prudential”.

Các ngân hàng trong nước gần đây mới nhận ra bán lẻ là mảnh đất màu mỡ nên chú trọng phát triển hơn với nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng từ các dịch vụ thanh toán, phát triển thẻ… để giành lại thị phần. Một nét thú vị trên thị trường là nhiều ngân hàng trong nước đang nỗ lực cải tiến chất lượng, dịch vụ, xem “khách hàng là thượng đế”.

“Ngân hàng nhỏ, yếu kém buộc phải sáp nhập đang là xu hướng, động lực cạnh tranh giúp ngân hàng nội tự hoàn thiện, phát triển mình để nâng cao chất lượng. Nếu chỉ có sản phẩm tốt nhưng nhân viên bán hàng không tốt, không nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng thì cũng không thể cạnh tranh được”, TS Đinh Thế Hiển nói.

Chuyên gia Ngân hàng Huỳnh Trung Minh cho rằng, ngoài việc nâng cao tính minh bạch về lãi suất, công khai các khoản phí dịch vụ, ngân hàng nội cần “khôn” hơn.

Theo DĐDN
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/