Muốn lấy tiền của Pháp, doanh nghiệp Việt phải bảo vệ môi trường

Hiện Pháp là quốc gia đứng thứ 10 về đầu tư tại TP.HCM với 185 dự án đang triển khai. Các dự án mà phía Pháp ưu tiên là các dự án chống biến đổi khí hậu, nhằm giúp Việt Nam cải thiện môi trường của mình.
Muốn lấy tiền của Pháp, doanh nghiệp Việt phải bảo vệ môi trường
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, nhấn mạnh Pháp luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu.

Chỉ số mở cửa của Việt Nam 170% GDP

Sáng ngày 7/9, tại TP.HCM đã diễn ra “Diễn đàn doanh nghiệp Pháp- Việt” nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Cộng Hòa Pháp - Francois Hollande tại Việt Nam.

Ông Nicolas Du Pasquier, Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam, cho biết năm 2020, dân số Việt Nam sẽ khoảng 100 triệu dân, Việt Nam cũng đã vượt qua giai đoạn của nước thu nhập trung bình thấp, GDP tăng trưởng hằng năm… Thông qua các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, đến nay chỉ số mở cửa của Việt Nam hiện khoảng 170% GDP. Các doanh nghiệp Pháp đến Việt Nam lần này sẽ đề cập đến lĩnh vực y tế, nông nghiệp và cũng quan tâm vấn đề biến đổi môi trường tại Việt Nam.

Tham dự tại diễn đàn, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, nhấn mạnh Pháp luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Châu Âu. Sắp tới Hiệp định trao đổi tự do Việt Nam – EU sẽ có hiệu lực vào năm 2018 là cơ sở quan trọng trong việc trao đổi kinh tế và phát triển thương mại song phương giữa hai nước.

Hiện Pháp có 185 dự án, đứng thứ 10 trong số các quốc gia đầu tư tại TP.HCM. Trong 7 tháng năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đạt 423 triệu euro, có hơn 10 triệu du khách Pháp đến TP.HCM.

 Năm 2015, xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam đạt 1,4 tỷ euro, tăng 85,3% so với năm 2014 chỉ đạt mức 764 triệu euro. Nhập khẩu của Pháp từ Việt Nam đã tăng 32,8% và đạt 4,1 tỷ euro, đưa Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu của Pháp trong khu vực ASEAN.

Bà Martine Pinville, Quốc Vụ khanh Phụ trách thương mại, Thủ công, Tiêu dùng, Kinh tế xã hội và Đoàn kết Pháp, cho biết hy vọng chính sách đổi mới tại Việt Nam vẫn tiếp tục và được tăng cường như Tổng thống Pháp đã nhắc tại kỳ họp các quốc gia về kinh tế. Pháp luôn giúp Việt Nam hoàn tất các Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định trao đổi tự do Việt Nam – EU.

Thương mại giữa Việt Nam – EU đã đạt kim ngạch 5,5 tỷ euro. Hiện có hơn 350.000 người Việt tại Pháp, khoảng 7.000 sinh viên Việt Nam du học mỗi năm tại Pháp. Ngoài ra, Việt Nam là nước thứ 2 thụ hưởng ODA từ phía Pháp… Những khía cạnh này sẽ tác động tích cực đến kinh tế hai nước.

Không thể có quan hệ đối tác nếu không có bổ sung cho nhau giữa Việt Nam – Pháp. Những sản phẩm như sản phẩm về y tế, chuỗi cung ứng về nông nghiệp an toàn hơn, an toàn hơn về du lịch… sẽ ngày càng được chú trọng trong đầu tư vào Việt Nam.

50% các cam kết của AFD về chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Hiện ngành chăn nuôi Việt Nam đang được các doanh nghiệp Pháp tìm hiểu và đầu tư trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp tại Việt Nam lần này.

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam tăng 4-5%/năm, cơ bản đã cung cấp đủ lượng thịt cho nhu cầu trong nước, khoảng 4,8 triệu tấn sản phẩm thịt/năm, trong đó thịt heo chiếm 74%, gia cầm 17%, còn lại là thịt gia súc khác.

Ngành chăn nuôi đang thực hiện tái cơ cấu bằng việc thực hiện giống mới, kỹ thuật chăn nuôi mới, chăn nuôi quy mô lớn đang được áp dụng. Các doanh nghiệp Việt cũng đang tăng cường đầu tư vào chăn nuôi.

Tuy nhiên, thách thức với chăn nuôi Việt Nam là chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm nhiều, năng suất hạn chế, giá thành trong khu vực còn cao, tính cạnh tranh còn chưa cao. Đặc biêt, tính liên kết trong chăn nuôi chưa chặt chẽ, dịch bênh, môi trường và an toàn thực phẩm còn hạn chế…

Việt Nam vẫn còn có 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ, chiếm 50-55% sản lượng thịt cung cấp cho thị trường. Chính phủ Việt Nam đã quy hoạch ngành chăn nuôi về số lượng, phương thức, giống… và ban hành Nghị định 210 để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Đại diện cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cho biết, chúng tôi quan tâm đến ngành nông nghiệp Việt Nam, trong đó cần phải cải thiện các hệ thống thủy lợi để không gây ứ đọng khí mê-tan.

Chúng tôi ưu tiên đầu tư vào các dự án phải đáp ứng điều kiện giảm thiểu việc phát khí cacbon. Chúng tôi cũng muốn việc đầu tư cho phát triển trong thời gian tới không cần đảm bảo của Nhà nước. Vì việc đầu tư này không chỉ cho Nhà nước mà là cho các doanh nghiệp.

Vị đại diện này cũng kêu gọi phải quảng bá cho các hiệp định trao đổi tự do Việt Nam - EU. Từ nay đến năm 2018 khi hiệp định này có hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam - Pháp sẽ có rất nhiều cơ hội. Phòng Thương mại Pháp và Thương mại châu Âu sẽ xúc tiến để các doanh nghiệp gặp gỡ và giúp các doanh nghiệp hiểu hiệp định sẽ mang lại lợi ích gì, chẳng hạn lợi ích của việc giảm hàng rào thuế quan: sản phẩm của doanh nghiệp trong lĩnh vực rượu mạnh, dược phẩm… sẽ không bị đánh thuế nhập khẩu, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Việt Nam đã cam kết giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong Hiệp định Paris, điều 2 có liên quan đến giảm thiểu biến đổi khí hậu, để làm được việc này lại liên quan đến ngân sách. Pháp là nhà tài trợ ưu tiên của Việt Nam về vấn đề này và đã triển khai 17 dự án và các chương trình chống biến đổi khí hậu,với tổng số tiền 525 triệu euro. Các dự án khí hậu chiếm đên 50% tổng các khoản cam kết của AFD.

Bên cạnh đó, tại Pháp cũng đã thành lập 01 ngân hàng mới dành cho doanh nghiệp và các khách hàng của họ. Các doanh nghiệp Pháp và khách hàng của họ sẽ được hỗ trợ cho các dự án nếu đáp ứng đủ điều kiện. Đây là cơ hội rất lớn cho việc Pháp mở rộng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong thời gian tới.



Theo Nhịp sống Kinh doanh

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/