Hoạ sĩ Trần Minh Tâm sẽ cho khai mạc triển lãm tranh cá nhân của mình có tên “Nhà Nguyễn” vào ngày 6/12 tới đây tại Trung tâm tiển lãm Craig Thomas Gallery, Q1, TP HCM. Đúng như tên gọi, những tác phẩm của anh xoay quanh các chủ đề về Việt Nam những năm đời nhà Nguyễn.
Nguyễn Minh Tâm bắt đầu chú ý đến đề tài "Nhà Nguyễn" cách đây vài năm; anh tìm đọc lịch sử trực tuyến và sách cũ. Cũng như các quyển sách cũ đã bị vứt đi, đồ nội thất cũ cũng thế. “Ở Sài Gòn, đồ cũ bị bỏ đi”. Tâm sử dụng các đồ nội thất cũ như tấm toan cho tranh mình, muốn giữ lại những bí ẩn của quá khứ, quá khứ của những đồ nội thất cũ và của những vị hoàng đế đã không còn tồn tại từ lâu.
Những đồ dùng mà anh đem về là những thứ người ta không muốn giữ nữa. Họ bỏ chúng đi vì cho rằng đã lỗi thời. Tâm sáng tạo trên ý tưởng đó, thậm chí phải sửa chữa lại nhiều thứ hỏng đến mức không dùng được nữa. Cửa ra vào không mở ra được. Tủ thì kẹt cứng như các lăng mộ.
Tâm rõ ràng rất thích vẽ tranh về hoàng gia. Trang phục bằng lụa thuê kim tuyến và mũ đội đầu tinh xảo cho biết địa vị của nhân vật. Các hình ảnh trong nền tranh tăng thêm tính tượng trưng. Các hoa văn trang trí, quạt cầm tay, các ngọn núi không mảy may rung chuyển được xếp xung quanh các vị vua, hoàng hậu, và quan lại nằm ở vị trí trung tâm.
Việc chọn các nhân vật nữ mang tính đại diện toàn dân. Vì lý do này, Tâm vẽ một số phụ nữ, công dân hạng hai vào thời đó, thường bị lịch sử bỏ quên. Dưới triều nhà Nguyễn, các quyền của phụ nữ bị hạn chế hơn, gây nên sự va chạm tư tưởng với những miêu tả về phụ nữ Việt Nam trước đó: những nhân vật uy quyền, chấp nhận rủi ro và thông minh trong lịch sử và thần thoại. Nam Phương Hoàng Hậu là người phụ nữ ghi dấu ấn mạnh nhất trong vương triều nhà Nguyễn. Các chân dung của Tâm về bà thuộc những tác phẩm đẹp nhất trong triển lãm này. Quyển sách trong tay minh chứng cho sự học thức của bà, ánh nhìn vương quyền của bà kéo ta không chú ý đến chiếc tủ không còn nguyên vẹn.
Các
tranh được sáng tác trên cả hai chất liệu sơn mài truyền thống và sơn
dầu, chất liệu mỹ thuật được người Pháp du nhập vào. Tâm cho biết điều
này xảy ra dưới triều nhà Nguyễn khi người Việt gặp gỡ người Pháp lần
đầu tiên. “Họ học hỏi lẫn nhau”, anh cho biết không có hàm ý cay cú gì ở
đây về việc quân đội thực dân đã gây nên sự sụp đổ của triều đại cuối
cùng. Với Tâm việc học tập rõ ràng là rất quan trọng, quá khứ bao gồm cả
những kinh nghiệm quí báu và tồi tệ, không thể bỏ sót kinh nghiệm nào.
Theo Phan Anh
Dân trí