Mọi thứ vẫn ổn sao giá USD lại tăng?

Sau một thời gian khá dài im lặng trước diễn biến tăng giá của đồng USD trên hai thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức lên tiếng về quan điển điều hành tỷ giá.

Chưa tăng tỷ giá

"Về cơ bản, các yếu tố cung cầu không có biến động lớn và đáng quan ngại trong diễn biến tăng giá trên thị trường ngoại hối trong thời gian vừa qua. Do vậy, NHNN sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá ổn định, theo mục tiêu đã đề ra", Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định.

Theo đó, NHNN sẽ không điều chỉnh tỷ giá vào thời điểm này và giữ vững cam kết ổn định thị trường tiền tệ, biên độ điều chỉnh 2% trong năm 2015.

Bà Hồng cho rằng nguyên nhân giá USD tăng trong thời gian qua chủ yếu là do yếu tố tâm lý trước diễn biến tăng giá mạnh của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thị trường thế giới. Còn về kinh tế trong nước, không có gì biến động lớn và không có nhiều quan ngại.

Trên cơ sở đánh giá, phân tích dưới nhiều góc độ của kinh tế vĩ mô, tiền tệ của chính NHNN và nhiều chuyên gia, hội đồng chuyên gia, việc tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá sẽ có lợi nhiều hơn việc điều chỉnh tỷ giá trong giai đoạn này.

tỷ-giá, USD/VND, USD, VND, đô-la-Mỹ, ngoại-tệ, ngoại-hối, thị-trường, lãi-suất, chính-sách, tiền-tệ, cung-cầu, liên-ngân-hàng, ngân-hàng, Fed, NHNN, Ngân-hàng-Nhà-nước, vĩ-mô, lạm-phát,  xuất-khẩu, nhập-khẩu, cán-cân-thanh-toán, Nguyễn-Văn-Bình, Thống-đốc

NHNN sẽ không điều chỉnh tỷ giá vào thời điểm này

NHNN sẽ theo sát diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, chủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ cũng như thực hiện các biện pháp cần thiết, bao gồm cả khả năng sử dụng kho dự trữ ngoại hối dồi dào hiện nay để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.

Theo ghi nhận của NHNN, tỷ giá có biến động tăng trong khoảng thời gian cuối 2014 và một vài ngày đầu của 2015. Tuy nhiên, ngay sau khi NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng tăng 1%, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7/1/2015 thì tỷ giá trên thị trường đã quay giảm rất mạnh, ổn định ở mức thấp. Trên thị trường ngoại hối hoạt động thông suốt. Khối lượng giao dịch hàng ngày rất sôi động. NHNN sau đó cũng đã quay trở lại mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.

Đầu tháng 3 vừa qua, tỷ giá bắt đầu tăng trở lại mặc dù 2 tuần sau Tết Nguyên đán, thị trường ngoại hối và tỷ giá khá ổn định, không có biến động gì đáng kể. Từ 9/3 tỷ giá có biến động tăng, nhưng cũng có lúc có ngày tăng, ngày giảm. Mặc dù vậy, nhìn chung mặt bằng tỷ giá còn thấp so với trần quy định của NHNN (hiện là 21.673). Và hiện tại, tỷ giá đã về trở lại dưới mức 21.500.

Về chính sách nới lỏng tiền tệ, NHNN cũng khẳng định trong 3 năm qua, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. NHNN đưa khá nhiều tiền ra nền kinh tế, cũng điều hành theo hướng giảm mặt bằng lãi suất và trong thời gian tới vẫn tiếp tục định hướng điều chỉnh lãi suất trung và dài hạn giảm tiếp 1,5-2%.

Tuy nhiên, chủ trương chung của NHNN vẫn là chống USD hóa, điều hành các chính sách theo hướng nâng cao vị thế của VND, hạn chế nắm giữ ngoại tệ. NHNN sẽ theo dõi khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh để tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp chống đô-la hóa.

Quảng cáo

Cẩn trọng với lạm phát

Theo bà Hồng, trên thực tế, diễn biến tăng tỷ giá trong thời gian vừa qua chủ yếu là yếu tố tâm lý, trước biến động tăng mạnh của USD đối với nhiều đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới. Trong khi đó, ở trong nước, cung cầu ngoại tệ khảo sát kỹ về tổng thể ở các ngân hàng không đột biến.

tỷ-giá, USD/VND, USD, VND, đô-la-Mỹ, ngoại-tệ, ngoại-hối, thị-trường, lãi-suất, chính-sách, tiền-tệ, cung-cầu, liên-ngân-hàng, ngân-hàng, Fed, NHNN, Ngân-hàng-Nhà-nước, vĩ-mô, lạm-phát,  xuất-khẩu, nhập-khẩu, cán-cân-thanh-toán, Nguyễn-Văn-Bình, Thống-đốc

Diễn biến tăng tỷ giá trong thời gian vừa qua chủ yếu là yếu tố tâm lý, trước biến động tăng mạnh của USD đối với nhiều đồng tiền chủ chốt khác

Trong 2 tháng rưỡi qua, mặc dù Việt Nam đã chuyển sang nhập siêu vài tỷ USD. Nhưng về tổng thể, cán cân thanh toán vẫn thặng dư 2,8 tỷ USD nhờ kiều hối, FDI, FII.. Xu hướng cả năm vẫn tiếp tục thặng dư. Từ đầu năm đến giờ, NHNN mua vào và chưa phải bán USD ra để can thiệp trên thị trường.

Trên thế giới, diễn biến cho thấy, USD chỉ tăng mạnh so với các đồng tiền chủ chốt như Euro. Từ đầu năm, đồng USD tăng 9,7% so với đồng Euro. USD cũng tăng mạnh so với bảng Anh, đô-la Canada. Nhưng đồng đô-la Mỹ lại tăng không nhiều so với các đồng tiền châu Á. Một số đồng tiền như NDT hầu như không đổi so với USD. USD Hồng Kong giảm 0,03%. Đô-la Đài Loan tăng 1,52%. NDT Trung Quốc giảm 0,9%. Như vậy, các đồng tiền châu Á mất giá rất ít so với USD, thậm chí có đồng tiền không mất giá so với đồng USD.

Sau khi phân tích kỹ lưỡng, NHNN cho rằng, với các nước có đồng tiền mất giá mạnh so với đô-la Mỹ thì tỷ trọng thương mại của Việt Nam so với các nước này lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Còn với các nước có đồng tiền mất giá không nhiều so với USD thì tỷ trọng thương mại lớn.

Trung Quốc hiện nay tỷ trọng khoảng 11%. Trong toàn khối ASEAN, tỷ trọng này rất lớn, 50-60% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Còn đối với thị trường Mỹ, tỷ trọng khoảng 19%. Thế nhưng đồng VND trước đó đã được điều chỉnh giảm 1% so với USD.

"Điều đó cho thấy, khi đánh giá về tác động, ảnh hưởng của việc đồng Việt Nam lên giá so với các đồng tiền khác trong bối cảnh đồng USD tăng giá so với tất cả các đồng tiền trên thế giới, NHNN phải phân tích về tỷ trọng để thấy được mức độ tác động và cân nhắc rất kỹ lưỡng", bà Hồng chia sẻ.

Đại diện NHNN cũng cho rằng, điều chỉnh tỷ giá không hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu mà còn ảnh hưởng đến nhập khẩu. Giá các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung thấp hơn giá các nước nhưng sức cạnh tranh vẫn chưa cao. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều, từ máy móc cho tới nguyên nhiên vật liệu. Khoảng 90% là hàng hóa vốn và 10% là hàng tiêu dùng. Thế cho nên khi điều chỉnh tăng tỷ giá, các DN nhập khẩu cũng sẽ khó khăn bởi chi phí nhập hàng hóa tính bằng đồng nội tệ sẽ tăng lên. Chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Bên cạnh đó còn là nhiều yếu tố khác như nợ nước ngoài, nợ của chính phủ và của DN. Cho nên phải có cái đánh giá, nhìn nhận một cách tổng quan.

Trong vài ngày gần đây, thị trường ngoại hối đã ổn định trở lại. Tâm lý đầu cơ theo chính sách đã suy giảm. Tuy nhiên, NHNN cũng tỏ ra khá thận trọng với một yếu tố mật thiệt với tỷ giá là lạm phát.

"Cho dù lạm phát hiện thấp, nhưng sau giảm liên tục trong 4 tháng, tháng 3 vừa rồi CPI đã tăng trở lại. Điều chỉnh tăng giá điện, độ trễ tăng tỷ giá, giá dầu khó lường, không ai biết được. Những yếu tố này phải cân nhắc. Hiện lạm phát khá thấp nhưng cần phải tính đến, không thể chủ quan", bà Hồng chia sẻ.

Lê Hà

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/