Mỗi công dân là một nhà báo

Khái niệm “báo chí công dân” (citizen journalism) được cho là xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ cách đây 11 năm trong cuốn sách We the media (Chúng tôi là truyền thông) của Dan Gillmore.

Với báo chí công dân, tờ báo trở thành phương tiện kêu gọi mọi người dân bình thường tham gia đóng góp ý kiến, đưa tin, bình luận. Nhờ đó, tờ báo trở nên sống động hơn, tính tương tác giữa tờ báo và công chúng cao hơn và tiếng thơm ấy sẽ giúp tờ báo lan tỏa rộng, ngày càng có thêm nhiều thông tín viên, thêm nhiều độc giả. 

Trên thế giới, cách đưa tin của nhiều hãng thông tấn và tờ báo về các sự kiện lớn trong vòng 10 năm qua cho thấy họ tận dụng rất tốt “nguồn tin công dân”. Thực tế, không tòa soạn nào đủ nhân lực có thể nắm bắt toàn bộ diễn biến mới ở khắp nơi trên thế giới. Họ phải dựa vào tai mắt của bạn đọc. Còn bạn đọc thì cũng không còn thụ động chờ báo in, đài phát nữa mà đã cùng làm báo với các tòa soạn. Trong vụ đánh bom khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ, không phải báo, đài nào cũng có những đoạn video hay hình ảnh vào thời điểm máy bay đâm vào tòa tháp đôi… Và nhiều người dân đã cung cấp các bức ảnh đắt giá ấy cho báo chí.

Quảng cáo

Cung cấp thông tin là đã làm một phần việc của người làm báo. Chưa hết, công dân còn thể hiện trách nhiệm cao hơn, đó là tự phối kiểm để thông tin được chính xác, thậm chí tự vào cuộc điều tra rồi cung cấp cho báo chí. Đây chính là đề tài, là nguồn dữ liệu cơ bản để nhà báo tiếp tục nhiệm vụ của mình: làm sáng tỏ vụ việc. 

Ở Việt Nam, từ nhiều năm qua, “mô hình” làm báo kiểu này đã hình thành và diễn tiến hết sức sinh động hằng ngày, hằng giờ, nhất là khi báo điện tử bùng nổ dữ dội, tầm ảnh hưởng rộng và có sự tương tác rất cao với mọi giai tầng trong xã hội.

Thật khó có thể kể hết những trường hợp bạn đọc gọi điện thoại đến báo, trao đổi rất lâu về một vấn đề đang gây bức xúc và họ muốn cung cấp thêm thông tin để báo phản ánh cho tới ngọn tới nguồn; những người dân nghèo đến tòa soạn, trên tay là từng chồng hồ sơ mà họ đã dày công thu thập về một vụ tiêu cực, đề nghị báo điều tra làm rõ; và cả hàng triệu độc giả thường xuyên gửi ý kiến (comment) sau mỗi bài báo để bày tỏ quan điểm của mình hoặc báo tin thêm. Đã rất nhiều lần, với những đề tài thích hợp, các ý kiến bạn đọc đã được chọn đăng hoặc từ thông tin bạn đọc, nhiều bài báo đã ra đời, gây tiếng vang trong xã hội, có hiệu ứng nhất định. Vậy, mỗi công dân đã là một nhà báo!

Giờ đây, với sự sinh sôi nảy nở của Facebook, Twitter, My Space…, báo chí công dân ngày càng sôi động, hấp dẫn hơn. Thông tin, hình ảnh trên các mạng xã hội này không còn đơn thuần là để sẻ chia với nhau mà rất nhiều trong số ấy chính là thông tin báo chí. Những mong mỗi công dân tiếp tục là một nhà báo để cùng thực hiện sứ mệnh vì cộng đồng. Một thiết chế xã hội lành mạnh, an toàn và tiến bộ; một cuộc sống hiện đại, văn minh và nhân ái… chính là đích ngắm mà báo chí và những công dân làm báo luôn mong mỏi, hướng đến. 

Theo Người lao động

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/