Sự vô cảm đáng sợ
Trong lần du ngoạn mới đây với hy vọng được trải nghiệm những nét hoang sơ độc đáo của phiên chợ tình Mộc Châu của người H’Mông vùng Tây Bắc, bà Trần Nam Hương – du khách đến từ TP.HCM đã không giấu nổi nỗi bức xúc của mình trước hình ảnh một số nam thanh niên đóng giả người H’Mông (mặc quần áo H’Mông) tròng gẹo các cô gái H’ Mông trong phiên chợ tình. Bà nói: “Chợ tình Mộc Châu đang bị xâm hại. Tôi đã nghiên cứu tìm hiểu rất kỹ về nét văn hoá chợ tình của người H’Mông ở Mộc Châu, nhưng đến Mộc Châu lần này tôi hoàn toàn thất vọng với những gì mình nhìn thấy. Tôi lấy làm ngạc nhiên với sự vô cảm của nhiều người trước sự sâm hại bản sắc của người dân H’Mông”.
Trong khi đó, ở Sơn La nhiều những người quản lý du lịch lại đang xây dựng ý tưởng: xây dựng Mộc Châu trở thành khu du lịch quốc gia - thành phố Đà Lạt thứ hai của vùng Tây bắc Việt Nam. Với nhiều lý lẽ: Mộc Châu có nhiều lợi thế hơn so với Đà Lạt; có khí hậu tương tự như Đà Lạt; đường từ Hà Nội lên Mộc Châu gần hơn từ TP Hồ Chí Minh đến Đà Lạt; địa hình cảnh quan Mộc Châu rộng và đẹp hơn Đà Lạt, có các khu rừng nguyên sinh, hang động phong phú...
Trên thực tế, gần đây Mộc Châu cũng đã được Sơn La xây dựng qui hoạch chi tiết xây dựng với diện tích 442 ha và xây dựng nhiều phân khu chức năng với các sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ mát, nghỉ dưỡng cuối tuần, khu vui chơi giải trí hiện đại, du lịch văn hoá lễ hôị, vườn hoa du lịch. Đặc biệt, người ta còn xây dựng ý tưởng xây dựng khu trung tâm thị trấn nông trường Mộc Châu với các sản phẩm du lịch sinh thái, nhảy dù và dạo chơi trên đồng cỏ… Cùng với đó, Sơn La cũng đã quy hoạch 460 ha đất tại Thị trấn nông trường Mộc Châu và xã Phiêng Luông, 600ha tại làm trung tâm nghỉ dưỡng tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, xã Vân Hồ làm khu chức năng tập trung phát triển các sản phẩm du lịch Vui chơi giải trí cao cấp như đua ngựa, nhảy dù trong đó có cả Casino, nghỉ dưỡng, chữa bệnh…
Hạ chè, lai căng văn hóa
Điều cũng đồng nghĩa với việc sẽ có hàng ngàn gốc chè có niên tuổi hàng chục, thậm chí hàng trăm năm sẽ bị đốn hạ để mở đường, dành đất cho các cơ sở hạ tầng du lịch.
Tương tự như các huyện lỵ và các tỉnh vùng núi Tây Bắc khác, Mộc Châu có các đồng dân tộc thiểu số sinh sống như: Thái; H’Mông… đây được coi là một lợi thế để phát triển du lịch văn hoá, góp chung cùng sản phẩm du lịch văn hoá của các dân tộc vùng Tây Bắc.
Mặc dù chưa được định hình rõ nét về một mô hình du lịch cộng đồng
bền vững - điều mà tổ chức phi chính phủ SNV (Hà Lan) đang cố gắng xây
dựng ở xã Chiềng Yên (Mộc Châu) nhưng ở Chiềng Yên đã bộc lộ nhiều hiện
tượng văn hoá “lai căng” phản cảm làm mất đi sự hoang sơ quyến rũ vốn
rất hấp dẫn khách phương tây của Mộc Châu. Ở Chiềng Yên, mỗi khi có du
khách, đặc biệt là đoàn đông người là cả bản lại huyên náo lên.
Đáng kể nhất là những “điệu” rầm rộ nhảy mà đám thanh niên bản gọi là disco dưới những mảnh đất trống – nơi được dựng rạp để phục vụ khách bằng những điệu xoè thái. Những thanh niên ở đây coi sự kiện của làng để thể hiện mình với đám con gái bằng những thứ “lai căng” ấy mà quên mất hẳn hôm ấy bản mình có những người muốn tìm hiểu bản sắc nền văn hoá của họ. Chứng kiến cảnh này, đại diện một doanh nghiệp kinh doanh du lịch đưa khách đến Mộc Châu, Sơn La không giấu nổi bức xúc nói thẳng với đám thanh niên bản rằng: “Các anh đừng có chơi trò này nữa, trò đấy khách tây họ giỏi hơn mình nhiều”.
Theo Minh Phan
Dân trí