Trước khi tách ra riêng, Mobifone là thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT. Ý đồ tách ra riêng chỉ mới manh nha gần đây, khi ì ạch mãi 8 năm MobiFone chưa thực hiện được cổ phần hóa.
Lợi nhiều đường
Có rất nhiều nguyên do khiến việc cổ phần hóa MobiFone ì ạch, mà theo nguồn tin của DĐDN, quan trọng nhất vẫn là không có ai dám đứng ra chịu trách nhiệm quyết chuyện định giá VNPT, trong đó có MobiFone. Bởi bản thân mạng điện thoại di động này đang “phụ thuộc” vào VNPT, dàn trải tài sản và hệ thống ở rất nhiều tỉnh thành, địa phương. VNPT hẳn cũng chẳng muốn có ngày MobiFone sẽ ra riêng, thoát khỏi cánh tay “độc quyền” kiểm soát của mình khi “đứa con cưng” này mỗi năm mang về cho “mẹ” tới 70% lợi nhuận.
Cũng vì lẽ đó, nay MobiFone được tách ra riêng, thách thức trước hết sẽ thuộc về chính VNPT, dù VNPT vẫn còn thương hiệu VinaPhone với lợi thế là tập đoàn Nhà nước chủ chốt ở lĩnh vực kinh doanh được xếp vào diện “đặc biệt”, ưu tiên mở cửa chậm so với nhiều lĩnh vực khác trong tiến trình hội nhập WTO. Mất gà cưng đẻ trứng vàng, cơ hội của VNPT nói chung, VinaPhone nói riêng, từ lợi thế này chính là sắp xếp, tái cấu trúc lại. Theo quan điểm của TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế TW, có thể hiểu đó là cơ hội để VNPT thực sự “đại phẫu”, tiến đến cổ phần hóa nhanh hơn, nhanh chóng củng cố quản trị, phát huy lợi thế chủ chốt để dành lại vị trí thống lĩnh thị trường từ tay Viettel.
Đó là những câu chuyện “trong nhà” của MobiFone, còn người ngoài cuộc mà cụ thể là các DN trong cùng lĩnh vực và người tiêu dùng cũng rất hoan hỉ về sự kiện này. Ông Nguyễn Trung Chính – Tổng giám đốc Cty cổ phần CMC chia sẻ: “Nếu MobiFone được tách ra, rồi cổ phần hóa, bán cho đối tác chiến lược nước ngoài sẽ là một tin rất vui với các Cty tư nhân kinh doanh viễn thông như chúng tôi. Nếu cứ mãi là 3 Cty thông tin di động nhà nước thì CMC cũng như nhiều DN tư nhân khác sẽ không có cơ hội và thị trường chưa có cạnh tranh đúng nghĩa”.
Với việc tách MobiFone ra khỏi VNPT, VN sẽ có 6 nhà mạng hoạt động, trong đó có 3 đơn vị là trụ cột (Viettel, MobiFone và VinaPhone, điều này sẽ góp phần hình thành thị trường cạnh tranh lành mạnh, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh về giá và chất lượng của các nhà mạng trên thị trường.
MobiFone sẽ bứt phá ?
Sự tách ra của MobiFone, sẽ khiến VNPT trước nhất phải chấp nhận có thêm một đối thủ cạnh tranh ngược lại. |
Đây chính là những lợi thế nền tảng để sau ra riêng, MobiFone có cơ hội bứt phá và thậm chí có thể “không ngừng vươn xa” – ít nhất ra khỏi cái bóng của VNPT với VinaPhone, như chính slogan của thương hiệu cùng nhà một thời này.
Tuy nhiên, những rào cản trên đường đua của MobiFone không phải là ít. Trước hết, MobiFone sẽ gặp phải khó khăn về hạ tầng truyền dẫn. Dù trên thực tế, với vị trí số 1 về hạ tầng truyền dẫn, đặc biệt có đường trục viễn thông quốc gia của VNPT, MobiFone có hạ tầng truyền dẫn khá hoàn hảo để phát triển. Nhưng nếu tách ra, VNPT chỉ chiếm không quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần, liệu MobiFone có còn được ưu ái, hưởng lợi như trước hay sẽ lâm vào tình cảnh “con yêu con ghét”.
Bên cạnh đó, khi Viettel đã và đang được dự báo sẽ tiếp tục vượt mặt các DN cùng ngành ở nhiều phương diện, đặc biệt Tập đoàn này đã tiên phong đầu tư khai thác cả ở thị trường tiềm năng ngoài VN, thì cuộc cạnh tranh của MobiFone với vị trí người dẫn đầu sẽ khó hơn. Càng khó nếu MobiFone vừa ra riêng đã phải gánh, hoặc chia bớt một phần của hồi môn là món nợ nghìn tỉ của VNPT, cho dù các chuyên gia vẫn khẳng định rằng nếu so với món lợi nhuận trước khoảng trên 5.000 tỉ đồng/ năm (kết quả 2012) của MobiFone, khoản nợ này chẳng “ăn nhằm” gì.
Với 3 trụ cột trên thị trường viễn thông Việt, bàn tiệc 10 tỉ đô tuy có thể mang đến hương vị mới bởi sự “thay đời” của một Tổng Cty Di động mới; nhưng dài lâu vẫn cần sự tham gia cạnh tranh của những thương hiệu khác. Chỉ khi đó, hiệu ứng tách ra riêng của MobiFone và cơ hội từ tái cơ cấu của VNPT, mới thực sự giúp đổi gió cho thị trường viễn thông.
Cần cơ chế mới thực sự TS Nguyễn Văn Thuận – Trưởng khoa Tài chính - Kế toán - Ngân hàng ĐH Mở TP HCM cho biết, nếu vốn chủ sở hữu Nhà nước tại MobiFone không được giao cho VNPT, thì hiệu ứng cạnh tranh mới thực sự tăng lên. Sự tách ra của MobiFone, sẽ khiến VNPT trước nhất phải chấp nhận có thêm một đối thủ cạnh tranh ngược lại. Tuy nhiên, có khả năng đây sẽ là đối thủ… chỉ một phần với VNPT, bởi rất có thể VNPT sẽ trở thành người đại diện vốn Nhà nước tại MobiFone. Trong trường hợp nói cụ thể về việc ra riêng của MobiFone, hiệu ứng cạnh tranh sẽ tăng lên nếu vốn chủ sở hữu Nhà nước tại MobiFone không được giao cho VNPT, mà giao cho một tổ chức khác, chẳng hạn như SCIC. Còn nếu VNPT vẫn nắm khoảng 49-51% của MobiFone chẳng hạn, thì như đã nói dĩ nhiên VNPT sẽ có chân trong Hội đồng quản trị MobiFone. Theo đó, MobiFone muốn cạnh tranh trực diện, toàn phần với VinaPhone (mà có thể VNPT cũng sẽ nắm cổ phần chi phối), là không dễ. Dù sao xét về mặt lý thuyết thì việc tách ra cũng tốt hơn so với phương án sáp nhập. Hy vọng thị trường sẽ được lợi, người tiêu dùng sẽ được hưởng giá cạnh tranh, hợp lí hơn khi các thương hiệu độc lập cạnh tranh. Theo lộ trình, có khả năng MobiFone sẽ IPO sớm hơn VNPT. Tuy nhiên, tỷ lệ IPO cũng sẽ thấp và Nhà nước vẫn nắm sở hữu lớn. Khi một hàng hóa tốt như MobiFone lên sàn, thị giá sẽ nhanh chóng tăng và lúc đó lộ trình đúng sẽ là Nhà nước thoái vốn dần. Như vậy sẽ đảm bảo có lợi cho đồng vốn Nhà nước. Cơ hội cho các nhà đầu tư ở lĩnh vực Viễn thông phần nhiều cho các nhà đầu tư lớn, đặc biệt các nhà đầu tư ngoại sẽ rất quan tâm nếu có room đầu tư viễn thông đạt tới 49%. Còn với các nhà đầu tư nhỏ, có thể xem như khó có vé vào cửa. Không phải vì chúng ta hạn chế mà vì lĩnh vực này đòi hỏi nhà đầu tư tiềm lực tài chính rất lớn, đầu tư lâu dài và thậm chí có khả năng chấp nhận thua lỗ nhưng vẫn phải liên tục đầu tư mạnh từ 3-5 năm. Sau đó mới tính toán có lời. Khó khăn, thua lỗ và chết yểu của một số thương hiệu đầu tư viễn thông di động tại thị trường VN thời gian qua đã cho thấy điều này. Nhưng cơ bản, viễn thông vẫn là thị trường đầu tư, kinh doanh rất… béo bở. |