Mặt hàng nào của Việt Nam có tiềm năng thâm nhập thị trường Peru?

Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu mặt hàng điều, nhãn, vải, thanh long nếu đáp ứng được quy định về SPS của Peru (dự kiến sẽ hoàn thành vào năm tới).
Mặt hàng nào của Việt Nam có tiềm năng thâm nhập thị trường Peru?
Doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ Latinh, trong đó có Peru - Ảnh: Huyền Trâm.

Theo ông Trần Duy Đông, Phó vụ trưởng Vụ thị trường Châu Mỹ, Bộ Công thương, thị trường Mỹ Latinh có dung lượng nhập khẩu lớn, dân số đông với 600 triệu người, nhu cầu hàng cho sản xuất và tiêu thụ ở mức cao. Phần lớn người tiêu dùng vẫn chuộng hàng nhập khẩu, phù hợp với hàng hóa của Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Đông cho biết thâm nhập thị trường này cũng không ít khó khăn bởi doanh nghiệp còn thiếu thông tin, rào cản ngôn ngữ, vận chuyển hàng hóa, phương thức thanh toán chưa thuận lợi…

Theo đó, ông Đông cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latinh qua việc tăng cường thông tin về thị trường này cho doanh nghiệp Việt, đẩy mạnh cung cấp thông tin hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến, tổ chức các đoàn đi hội chợ, khảo sát thị trường…

Diễn đàn Xuất nhập khẩu 2015 vừa tổ chức tại TP.HCM đã có riêng chương trình trao đổi thông tin giữa đại diện một số nước Mỹ Latinh với các doanh nghiệp Việt quan tâm tới thị trường này. Theo đó, thị trường Peru được đánh giá là có tiềm năng lớn xuất khẩu cho nhiều sản phẩm của Việt Nam.

Peru được nhận định là thị trường tương đối phù hợp với trình độ và quy mô cũng như cách tiếp cận thị trường của Việt Nam bởi 75% công ty xuất nhập khẩu của nước này là vừa và nhỏ, hàng hóa sản phẩm dễ thâm nhập, cạnh tranh và có thể đi vào các nước láng giềng như Colombia, Euquado, Bolivia và phía tây rộng lớn của Brazil.

Ông Luis Tsuboyama, Đại diện Đại sứ quán Peru tại Việt Nam khẳng định thương mại hai chiều giữa hai quốc gia tăng trưởng cao liên tiếp trong một thập niên qua, tuy nhiên khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp.

Bắt đầu từ thương mại hai chiều chỉ dưới 50 triệu USD, xuất nhập khẩu của Việt Nam và Peru tăng 159% trong giai đoạn 2005-2010, sau đó tăng hơn 74,3% chỉ trong hai năm tiếp theo.

Từ khi thành lập Đại sứ quán Peru tại Việt Nam (2013), các mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đã được nâng lên, kim ngạch hai chiều năm 2014 đạt trên 350 triệu USD, tăng 104% so với năm 2013. Điều này cho thấy thị trường Peru được biết đến nhiều hơn với công ty Việt Nam.

9 tháng đầu năm 2015, Peru xuất khẩu sang Việt Nam đạt hơn 50 triệu USD và nhập khẩu từ Việt Nam hơn 250 triệu USD.

Ông Luis Tsuboyama cho rằng, tham gia hiệp định TPP, một trong những lợi ích quan trọng của Peru là tiếp cận với 5 thị trường mới, trong đó có Việt Nam. Việt Nam sẽ loại bỏ 66% dòng thuế tương đương với 98% xuất khẩu của Peru tới thị trường Việt, riêng cá hồi, cá ngừ, cá cơm đông lạnh, dầu cá sẽ được miễn thuế ngay sau khi TPP có hiệu lực.

Ngược lại, Peru cam kết xóa bỏ tới 80,7% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, tương đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Peru sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% tổng số dòng thuế vào năm thứ 17.

Vị này nhận định, lợi ích chính mà Việt Nam nhận được từ Peru là ngoài 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực từ VN sang Peru được duy trì trước và sau TPP, Việt Nam còn có tiềm năng xuất khẩu mặt hàng điều, nhãn, vải, thanh long nếu đáp ứng được quy định về SPS của Peru (dự kiến sẽ hoàn thành vào năm tới). Ngoài ra các công ty Việt Nam còn có cơ hội thâm nhập tốt hơn trong lĩnh vực mua sắm công của Peru về hàng hóa, dịch vụ, xây dựng.

Quảng cáo




Bizlive.vn

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/