Kinh tế Trung Quốc trả giá đến đâu nếu làm khó giao thương với Việt Nam?

Tương lai quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đang thu hút nhiều chú ý, sau những hành động ngang ngược gần đây của Trung Quốc trên biển Đông.


    Các số liệu thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc lớn vào Trung Quốc với mức nhập siêu năm 2013 lên đến 23,7 tỷ USD.

    Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là nông sản, dệt may, sản phẩm gỗ, cao su… phần lớn dựa vào thị trường Trung Quốc.

    Mặc dù vậy, một thống kê chi tiết theo chiều ngược lại chỉ ra một góc nhìn khác: Việt Nam đang cung cấp hơn 10% nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm của đất nước đông dân nhất thế giới.

    Dữ liệu từ  International Trade Center cho thấy trong 3 năm qua, nhập khẩu ngũ cốc của Việt Nam vào Trung Quốc đã tăng gấp đôi, từ 6% lên 12%.

    NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM CỦA TRUNG QUỐC TRONG 3 NĂM QUA

    Đơn vị: USD

    Năng lực sản xuất nội địa của Trung Quốc cũng có thể xóa bỏ hoàn toàn những nghi ngờ về khả năng "gây áp lực" của Việt Nam lên việc nhập khẩu các mặt hàng này vào Trung Quốc.

    Nhưng việc tăng năng lực sản xuất sẽ cần thời gian, trong khi các mặt hàng trên đều được coi là thiết yếu, đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

    Bằng cách khác, Trung Quốc có thể tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia, India… nhưng chí phí nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên so với khi nhập khẩu từ nước láng giềng như Việt Nam.

    NHẬP KHẨU TỪ CÁC NƯỚC ASEAN CỦA TRUNG QUỐC


    Đơn vị: Triệu USD 
    Ngược lại, Việt Nam cũng sẽ phải tăng chi phí xuất khẩu nếu muốn tìm các thị trường khác ngoài Trung Quốc.

    Đây là một viễn cảnh không mong đợi với cả hai nước. Và trên thực tế, hoạt động thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc tại các cửa khẩu như Tân Thanh, Hữu Nghị vẫn diễn ra bình thường trong những ngày qua.

    Mở rộng quan hệ thương mại là xu thế tất yếu trên toàn cầu vì lợi ích hai bên (win-win) và nó chỉ phải tuân theo quy luật cung cầu. Quốc gia nào có lợi thế so sánh lớn hơn sẽ được hưởng lợi ích cao hơn.

    Còn nếu một quốc gia đơn phương cắt đứt/hạn chế thương mại theo cách phi thị trường, thậm chí vì yếu tố chính trị, thì rõ ràng trong thế giới có nhiều ràng buộc ngày nay, tổn hại sẽ xảy đến không chỉ về một phía.

    Theo bizlive.vn

    Theo

    Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

    ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

    Email: [email protected]

    Website: vacod.vn

    Các đơn vị trực thuộc

    Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

    Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
    ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

    Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    ĐT: 0983358188

    Công ty TNHH MTV Vacod

    Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
    ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

    Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

    Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
    ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

    Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

    Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
    ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
    Website: https://thuonggiaonline.vn/