Một công trình độc đáo với đường nét nghệ thuật của thư pháp mang tên Cánh cổng hoa sẽ được xây dựng tại công viên tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Tại thành phố Tương Dương (thành phố cấp quận), tỉnh Hồ Bắc,
Trung Quốc, một công trình vô cùng độc đáo lấy ý tưởng từ thư pháp sẽ
được xây dựng. Công trình này mang tên cánh cổng hoa do tập đoàn
Prechteck thiết kế nhắm tới việc sử dụng như một công trình kết nối các
yếu tố vốn tách rời nhau.
Công trình Cánh cổng hoa sẽ được đặt tại công viên thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc.
Hình dáng bên ngoài của công trình lấy cảm hứng từ thư pháp Trung
Quốc. Giống như nét cọ mờ dần trên giấy sau mỗi nét bút, cánh cổng cũng
khắc họa những đường nét trong nghệ thuật thư pháp truyền thống của
Trung Quốc.
Công trình lấy ý tưởng từ thư pháp Trung Quốc với hình dạng như một nụ hoa đang nở.
Thiết kế của công trình không chỉ là sự gắn kết giữa bên trong và bên
ngoài mà còn là sợi dây nối liền các du khách tới thăm. Cánh cổng này
là khu vực gặp gỡ giao lưu, thay vì chỉ là nơi để đi qua. Với vai trò
cổng ra vào, nó chia tách bên trong với bên ngoài. Mặt khác, cánh cổng
là yếu tố kết nối, đưa con người tới các địa điểm khác nhau, nơi bên
trong và bên ngoài hợp nhất.
Đây sẽ là nơi gặp gỡ, giao lưu của các du khách chứ không chỉ là một cánh cổng ra vào đơn thuần.
Công trình kiến trúc này là cánh cổng dẫn tới công viên hoa của
Tương Dương, thành phố nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp cũng như bề
dày truyền thống và cũng là quê hương của nhiều nhà văn nổi tiếng Trung
Quốc. Lấy cảm hứng từ những bông hoa, hình dạng 2 nụ hoa nở tạo thành
cánh cổng, tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của khu vực.
Khi cánh cổng vươn lên trên, các lớp tre ở mặt ngoài tạo ra một
không gian lớn đầy ánh sáng. Khoảng không này không chỉ biến cánh cổng
thành nơi gặp gỡ cho du khách mà còn có thể sử dụng để tổ chức các buổi
hội thảo hay hòa nhạc. Từ phía bên ngoài, cánh cổng là biểu tượng cho sự
thống nhất và hòa hợp và đây chắc chắn sẽ trở thành địa điểm yêu thích
cho các cặp đôi muốn chụp ảnh cưới. Dự kiến trong năm nay công trình sẽ
hoàn thành.
Phan Hạnh
Theo Archdaily