Kiểm soát bội chi và nợ công

Phiên họp thường kỳ tháng 6, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu Bộ Tài chính kiểm soát bội chi và nợ công. Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh một trong những giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm là quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công, đảm bảo không vượt mức trần cho phép (65%GD
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Giữ bội chi ở mức 5,0% GDP

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, chi NSNN 6 tháng đầu năm 2015 đạt 545,18 nghìn tỷ đồng, bằng 47,5% dự toán, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2014. Trong đó, công tác điều hành chi NSNN được thực hiện chủ động, tích cực; đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ quan trọng phát sinh và đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời nhu cầu chi an sinh xã hội.

Trong đó, đặc biệt, Bộ Tài chính đã báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21/4/2015 về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính- NSNN năm 2015 với những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý chi NSNN, đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả. Đồng thời, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xác định số chi thường xuyên 8 tháng cuối năm tạm giữ lại của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Bội chi NNN 6 tháng đầu năm 2015 bằng 43,8% dự toán năm. Bộ Tài chính sẽ giữ bội chi NSNN năm 2015 ở mức Quốc hội đã quyết định là 5,0%GDP.

Về lộ trình bội chi NSNN, theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội yêu cầu giảm bội chi NSNN năm 2015 về mức 4,5%GDP. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2020, bội chi NSNN không quá 4%GDP.

Trong bối cảnh kinh tế phát triển không thuận lợi, tăng trưởng thấp hơn dự kiến (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 bình quân 7-7,5%/năm. Trên cơ sở tình hình có những thay đổi, Quốc hội đã điều chỉnh mục tiêu này là 6,5-7%, giảm so mục tiêu Đại hội Đảng).

Do những khó khăn nội tại của nền kinh tế cũng như tác động suy giảm của kinh tế thế giới, giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng kinh tế bình quân chỉ đạt khoảng 5,82%/năm và thấp hơn so với giai đoạn trước, ảnh hưởng đến thu NSNN; tích lũy của nền kinh tế còn nhỏ, khả năng huy động đầu tư từ các nguồn vốn ngoài NSNN còn hạn chế, nên nguồn vốn đầu tư giai đoạn này trông chờ chủ yếu vào nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ; bên cạnh đó giai đoạn này đã thực hiện điều chỉnh 3 lần tiền lương tối thiểu, 02 lần phụ cấp công vụ và ban hành nhiều chính sách an sinh xã hội, dẫn đến áp lực chi NSNN rất lớn. Vì vậy, những năm qua Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép duy trì mức bội chi NSNN ở mức phù hợp với tình hình (năm 2011 mức bội chi là 4,4%GDP, năm 2012 là 5,4%GDP, năm 2013 là 5,5%GDP, năm 2014 là 5,3%GDP, năm 2015 là 5%GDP).

Định hướng giai đoạn 2016-2020, theo Bộ Tài chính thời gian tới, áp lực phải tăng chi rất lớn (đầu tư cơ sở hạ tầng, chi trả các khoản nợ đến hạn, chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã được ban hành, đảm bảo các nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh trong tình hình mới và ưu tiên dành nguồn để cải cách tiền lương), trong khi thu NSNN khó có khả năng tăng mạnh để đủ đáp ứng nhu cầu tăng chi.

Định hướng điều hành chính sách tài khóa giai đoạn 2016-2020 bám sát mục tiêu giảm dần bội chi NSNN, phù hợp với khả năng huy động và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất- kinh doanh để thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu NSNN ổn định, bền vững. Triệt để tiết kiệm chi NSNN; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công

Tại Hội nghị sơ kết của ngành Tài chính, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lưu ý, toàn ngành Tài chính sẽ tiếp tục quản lý nợ công chặt chẽ, đảm bảo khả năng trả nợ. Trong đó, tập trung thực hiện tốt Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công, đảm bảo không vượt mức trần cho phép (65%GDP). Đồng thời, mở rộng các hình thức vay ngoài nước để huy động các khoản vốn dài hạn, lãi suất phù hợp với thị trường cho cân đối NSNN; Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay của Chính phủ.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính trình Quốc hội vừa qua, việc sử dụng vốn vay đã được thực hiện đúng mục đích (trên 98% vốn vay được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng; phần còn lại được đưa vào NSNN chi cho đầu tư phát triển 1,5% và chi sự nghiệp trong các dự án vay ODA theo cam kết 0,4%); trả nợ đúng hạn không để phát sinh nợ xấu.

Trong đó, việc điều hành vay và trả nợ thời gian qua đúng với Nghị quyết của Quốc hội và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; vốn huy động đảm bảo cho bù đắp bội chi NSNN và cho đầu tư phát triển; các chỉ tiêu nợ so với GDP trong phạm vi giới hạn được Quốc hội cho phép. Cơ cấu các khoản nợ của Chính phủ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nợ vay trong nước.

Về kéo dài kỳ hạn các khoản vay, vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu là các khoản vay ODA; thời hạn vay bình quân 20 năm với thời gian đáo hạn trung bình khoảng 12,8 năm. Vay trong nước, thực hiện Nghị quyết 75/2014/QH13 và Nghị quyết 78/2014/QH13 ngày 10/11/2014 của Quốc hội, năm 2015 Bộ Tài chính đang thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 5 năm trở lên.

Về các giải pháp tăng cường quản lý nợ công, Bộ Tài chính sẽ quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới. Tính đúng, tính đủ nợ công theo quy định, đảm bảo trong giới hạn cho phép. Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển.

Đồng thời, rà soát, thẩm định, đánh giá tác động lên nợ công của các chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ, vốn vay được Chính phủ bảo lãnh và vốn vay của chính quyền địa phương ngay từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư bằng nguồn vốn vay. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Bên cạnh đó, tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vốn vay dài hạn để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công; Quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh; đối với cho vay lại theo hướng tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát.

Đối với nợ nước ngoài của quốc gia sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, nhất là việc vay ngắn hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng để đảm bảo các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép. Đồng thời, rà soát thể chế, xây dựng chính sách, văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ công, từ khâu quyết định chủ trương vay, tổ chức huy động vốn vay, sử dụng vốn, thu hồi vốn vay, trả nợ và giám sát tình hình thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Theo mof.gov.vn

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/