Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam khi gia nhập TPP?

“Việt Nam có mức tăng đầu tư nổi bật nhất so với các nước còn lại, việc gia nhập TPP sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành vốn cố định của Việt Nam”, là dự báo được đưa ra bởi nhóm nghiên cứu của VEPR.
Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam khi gia nhập TPP?

Ảnh minh họa.

Tại báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2015 nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tê và Chính sách (VEPR) đã nêu dự đoán về tăng trưởng GDP, thay đổi cơ cấu, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá… khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 3 kịch bản khác nhau.

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, trong cơ cấu thương mại Việt Nam - TPP, xuất khẩu tập trung vào những mặt hàng thâm dụng lao động như quần áo và may mặc, giày dép, đồ nội thất…

 Dự báo kết quả đầu tư đươc nhóm nghiên cứu của VEPR đưa ra.

 

Trong khi nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị điện, dầu khoáng và các sản phẩm phân tách của chúng, chiếm 35% nhập khẩu từ TPP. 

Ngoài ra, còn có một số mặt hàng chính khác như nhựa, sắt thép và các sản phẩm của nó từ Nhật Bản, ngũ cốc từ Úc, phế liệu từ công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc từ Canada.

Nhóm nghiên cứu cho biết, nhập khẩu từ TPP chiếm khoảng 1/4 tổng nhập khẩu ở mức xấp xỉ 30 tỷ USD, thuế suất trung bình là 4,9%. 

 Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam theo các đối tác

Theo đó đưa ra 3 kịch bản, thứ nhất dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan giữa các nước TPP, kịch bản thứ 2 là những nội dung kịch bản thứ nhất cộng cắt giảm hàng rào phi thuế quan cho các nước TPP, kịch bản thứ 3 cộng cắt giảm hàng rào phi thuế quan cho toàn bộ 23 nước, khu vực. 

Nhóm nghiên cứu cho biết, kết quả mô phỏng, Việt Nam đạt mức tăng GDP lớn nhất tính theo % với 1,03%, 1,32%, 2,11% lần lượt cho 3 kịch bản. 

Đặc biệt nhấn mạnh, trong kịch bản thứ 3, khi hàng rào phi thuế quan cũng được cắt giảm với tất cả các nước thì cả các nước ngoài TPP cũng được. 

Mức tăng GDP thực tế của Việt Nam đạt được chủ yếu do gia tăng mạnh trong tiêu dùng và đầu tư. 

Trong kịch bản thứ 2, đầu tư và tiêu dùng tăng tương ứng 9,18% và 5,06% kết hợp với chỉ tiêu công tăng 0,15%. Xuất khẩu giảm nhẹ 1,93% trong khi nhập khẩu tăng mạnh nhất 11,17% giúp GDP thực tế tăng được 1,32%. 

 Đóng góp của các thành phần vào thay đổi GDP

“Việt Nam có mức tăng đầu tư nổi bật nhất so với các nước còn lại, việc gia nhập TPP sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành vốn cố định của Việt Nam”, nội dung báo cáo cho hay.

Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng cho biết, việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam thay đổi trong kim ngạch thương mại, nhập khẩu. Từ đó, Việt Nam trở thành nước có mức tăng nhập khẩu lớn nhất 11% với giá trị tăng thêm khoảng 13,3 tỷ USD. Trong khi đó Nhật Bản là nước có lượng tăng nhập khẩu lớn nhất với hơn 33 tỷ USD. 

Ngược lại, xuất khẩu sụt giảm từ 2,2-3,1 tỷ USD tuỳ từng kịch bản và có sự dịch chuyển dòng xuất khẩu từ các nước ngoài TPP sang các nước TPP. 

Nguyên nhân của sự sụt giảm xuất khẩu được lý giải là do việc dỡ bỏ thuế quan và sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài và nội địa khiến giá thế giới giảm. 

Về mặt tiêu dùng trong nước, nhóm nghiên cứu đánh giá sẽ có sự tăng mạnh, khoảng 6,9 tỷ USD trong khi đó sản xuất tăng yếu chỉ 2,4 tỷ USD dẫn tới thiếu nguồn cung xuất khẩu. 

Sự không linh hoạt của các nguồn lực dẫn tới không phát huy tối đa hiệu quả của tự do hoá thương mại. 

Do vậy, nhóm nghiên cứu của VEPR đề xuất cần thiết phải tiến hành cải cách thể chế tự do hoá thị trường các yếu tố đầu vào. Áp dụng hợp lý các biện pháp nhằm cân bằng cán cân ngân sách khi thu từ thuế quan sẽ bị sụt giảm. 

Đồng thời, cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế so sánh. 

Tăng cường nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật hợp lý khi hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ.

Cần thu hút, sử dụng hiệu quả dòng vốn đầu tư tăng thêm bao gồm cả đầu tư nước ngoài và trong nước. 

Nhịp sống kinh doanh

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/