Khởi nghiệp từ du lịch: Câu chuyện của Triip.me và Tripfez

Bên cạnh công nghệ thông tin, du lịch đang là một lĩnh vực hấp dẫn được nhiều người trẻ châu Á lựa chọn để khởi nghiệp. Câu chuyện thành công của startup Triip.me của Việt Nam và Tripfez của Malaysia chính là nguồn cảm hứng cho các startup trong lĩnh vực này viết tiếp những câu chuyện thành công.
[BizSTORY] Khởi nghiệp từ du lịch: Câu chuyện của Triip.me và Tripfez
Triip.me sử dụng mô hình như Airbnb, tức dùng nguồn lực của cộng đồng để xây dựng các tour du lịch trên toàn thế giới.

Đầu tháng 5/2016, dự án khởi nghiệp Tripfez của Malaysia vừa tuyên bố gọi được 750.000 USD từ quỹ đầu tư Gobi Partners và Intres Capital (Axiata Group), cùng một số nhà đầu tư thiên thần trong ngành công nghiệp du lịch như người sáng lập Qunar Douglas Khoo.
Trước đó, hồi giữa tháng 2/2016, dự án khởi nghiệp Triip.me của Việt Nam cũng đã gọi được 500.000 USD vốn đầu tư từ Gobi Partners, đánh dấu thỏa thuận đầu tiên của quỹ đầu tư tài chính này tại Việt Nam.
Cả hai dự án khởi nghiệp này đều biết nắm bắt và sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ du lịch qua mạng Internet.
Triip.me làm thay đổi khái niệm về cách hướng dẫn du lịch. Nền tảng du lịch này giúp người dùng tìm hiểu sâu hơn về địa điểm và con người nơi họ muốn đến, đồng thời giúp họ kết nối với người dân địa phương trên toàn thế giới.
Trong khi đó, Tripfez không chỉ giúp du khách Hồi giáo lập kế hoạch du lịch, mà còn chỉ cho người dùng cách kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ để được phục vụ tốt hơn.
Không chỉ giới hạn tại Việt Nam, hiện Triip.me đã mở rộng phạm vi ra 86 quốc gia trên toàn thế giới, còn Tripfez cũng đang phục vụ hơn 200.000 tài khoản trên khắp thế giới và khai phá thị trường du lịch cho khách Hồi giáo trị giá hàng trăm tỷ USD.
Retail- Ha Lam
Lâm Thị Thúy Hà (Hà Lâm), người đồng sáng lập của Triip.me, đang đặt ra mục tiêu tăng doanh thu lên gấp 10 lần, khoảng 500.000 USD mỗi tháng vào cuối năm nay. Ảnh: Forbes.
Triip.me kết nối du khách với các “chuyên gia địa phương” (người yêu nghệ thuật, kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, nhà văn hóa, bà nội trợ, sinh viên,…) để chính họ trở thành những hướng dẫn viên. Các “chuyên gia” này có thể đưa ra kế hoạch tour, chia sẻ kinh nghiệm, quyết định về giá, thời gian và lịch trình chuyến đi. Kế hoạch này sau đó sẽ được hiệu đính bởi Triip.me, và khi chuyến đi hoàn thành, Triip.me sẽ nhận được khoảng 10% hoa hồng từ chuyến đi.
Thực chất, Triip.me sử dụng mô hình như Airbnb, tức dùng nguồn lực của cộng đồng để xây dựng các tour du lịch trên toàn thế giới. Mô hình này cho phép bất kỳ người nào cũng có thể tạo ra các tour du lịch để bán cho khách cần. Không giống các công ty du lịch truyền thống chuyên thiết kế các tour phù hợp với mọi người, đi đến các khu nổi tiếng và đông đúc, các tour của Triip.me được tạo ra bởi người bản địa, những người được gọi là Triip Creator.
Trong hai năm qua, Triip.me đã ký hợp đồng với hơn 10.000 chuyên gia trong nước và hơn 7.000 tour tại hơn 635 thành phố tại 93 quốc gia trên toàn thế giới.
Trong vòng gọi vốn mới nhất, trả lời phỏng vấn tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Under 30 tổ chức tại Singapore vào tuần trước, Hà Lâm cho biết Triip.me đang đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu tăng gấp 10 lần, khoảng 500.000 USD mỗi tháng vào cuối năm nay, đồng thời sẽ thu được những khoản lợi nhuận đầu tiên kể từ khi cô và chồng cô Hải Hồ bán căn nhà của họ vào năm 2014 để lấy vốn phát triển liên doanh.
Triip.me cũng sẽ tuyển dụng các nhân tài, kỹ sư và các nhà phát triển đặc biệt để phát triển các ứng dụng và cải thiện nền tảng này. Bên cạnh đó, Triip.me cũng sẽ đầu tư nhiều tiền hơn cho tiếp thị để thu hút được nhiều du khách đặt tour hơn, đồng thời giúp các chuyên gia địa phương có thể tạo ra tác động lớn hơn với nội dung tốt hơn.
"Chúng tôi muốn giúp các chuyên gia địa phương hiện tại của chúng tôi kết nối với nhiều du khách và được đặt tour nhiều hơn nữa. Chúng tôi đã xây dựng được một nền tảng tốt cho các chuyên gia địa phương và tin rằng sẽ ngày càng có nhiều người tìm đến với nền tảng của chúng tôi hơn nữa”, Hà Lâm cho biết.
Nếu như những ngày đầu rất khó để tìm được các chuyên gia địa phương thì hiện nay mỗi tuần Triip.me nhận được khoảng 1.000 người nộp đơn. Trong đó, 30-50% được duyệt.
Ngay cả các hướng dẫn viên du lịch truyền thống và các nhà khai thác tour du lịch hiện nay cũng đang đưa các sản phẩm và dịch vụ của họ lên Triip.me, Hà Lâm nói thêm.
 Giao diện của Tripfez.
Không hướng đến tất cả các đối tượng khách du lịch, Tripfez lại chỉ tập trung vào việc cung cấp một nền tảng thương mại điện tử cho khách du lịch Hồi giáo.
Từ việc chỉ cung cấp chỗ ngủ nhắm đến du khách Hồi giáo khi ra mắt vào tháng 7/2013, dần dần Tripfez mở rộng thêm các dịch vụ mới, chẳng hạn hệ thống đánh giá khách sạn Salam Standard (tiêu chuẩn Salam) vào tháng Mười năm ngoái. Hệ tiêu chuẩn này sẽ dựa trên 10 tiêu chí đánh giá về dịch vụ/tiện nghi cho du khách Hồi giáo rồi phân loại theo tiêu chuẩn vàng, bạc và đồng.
faeez
Giám đốc điều hành Tripfez, Faeez Fadhilillah mong rằng sẽ giúp các khách sạn ngày càng thân thiện hơn với người Hồi giáo (người Hồi giáo hiện chiếm gần một phần tư dân số thế giới – theo Techinasia). Ảnh: Forbes.
Tripfez hiện đang liên kết với hơn 10.000 khách sạn, bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như Accor, Movenpick,... Bên cạnh đó, một số trang web du lịch như TripAdvisor cũng đang hợp tác với Tripfez, Giám đốc điều hành Faeez Fadhilillah cho biết. 
Mục đích của Tripfez là giúp 100.000 khách sạn đạt tiêu chuẩn Salam vào giữa năm 2017. Đồng thời, đưa nền tảng này phát triển khắp toàn cầu và thành công cụ tìm kiếm được cả thế giới sử dụng.
Đến cuối năm nay, Tripfez cũng sẽ bổ sung thêm tính năng duyệt lại và khởi động tiêu chuẩn Salam cho các nhà hàng, dựa trên các nhà hàng đã nhận được chứng nhận Halal của chính quyền địa phương.
"Chúng tôi đang làm tất cả mọi thứ để đảm bảo du khách Hồi giáo không cần phải tìm đến các trang web và blog khác để tìm thấy những gì họ muốn. Chúng tôi cung cấp nền tảng đáng tin cậy, và mở ra cánh cửa mới cho người Hồi giáo", Faeez nói thêm.
Là thị trường du lịch đang phát triển nhanh nhất trên thế giới, châu Á đang trở thành một mảnh đất màu mỡ cho các startup khởi nghiệp từ lĩnh vực này.


Theo Kiều Châu /Bizlive.vn

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/