Hội nghị Thứ trưởng Tài chính ASEAN+3: Củng cố khung khổ hợp tác tài chính khu vực

Từ ngày 2 - 3/12, tại Kuala Lumpur, Malaysia diễn ra Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 với sự tham dự của 10 nước thành viên ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, cùng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu kinh tế ASEAN+3 (AMRO). Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung đã dẫn đầu đoà
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm.
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm.

Tại Hội nghị, các Thứ trưởng Tài chính và Phó thống đốc Ngân hàng trung ương đã cùng trao đổi quan điểm về tình hình kinh tế khu vực và toàn cầu trong thời gian gần đây cũng như đánh giá các giải pháp chính sách, tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính khu vực như Đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai (CMIM), thành lập Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô khu vực (AMRO) với tư cách là một tổ chức quốc tế, Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á, Ưu tiên trong tương lai của ASEAN+3, Nhóm Nghiên cứu ASEAN+3 và các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa tiến trình hợp tác tài chính khu vực trong thời gian tới,...

Về tình hình phát triển kinh tế tài chính quốc tế và khu vực

Hội nghị nhận định kinh tế toàn cầu và khu vực trong quý III và 3 quý năm 2015 không đạt được mức tăng trưởng như kỳ vọng. IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2015 ở mức 3,1%. Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc về cơ bản vẫn giữ được kỳ vọng tăng trưởng 6,8%, song tăng trưởng của nhóm ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) dự kiến ở mức thấp (4,6%) do 4 trong số 5 nước ASEAN-5 đều giảm tốc độ tăng trưởng trong quý III (trừ Việt Nam).

Các chỉ số kinh tế cơ bản khác, chỉ số giá hàng hóa, đặc biệt là giá dầu thô, lương thực và kim loại trong quý III tiếp tục suy giảm. Dự báo giá dầu thô có thể sẽ vẫn ở mức thấp trong năm 2016 và chỉ phục hồi nhẹ vào đầu năm 2017. Tỷ giá các đồng tiền quan trọng trên thế giới đều biến động theo hướng giảm giá so với USD, ngoại trừ EUR. Việc đồng NDT phá giá cũng là nguyên nhân làm gia tăng biến động tỷ giá trong khu vực thời gian qua.

Trên thị trường tài chính, dòng luân chuyển vốn trong khu vực tiếp tục có những biến động mạnh kể từ tháng 3/2015. Sự phát triển ổn định và sâu rộng hơn của thị trường tài chính khu vực trong thời gian qua đã phần nào hạn chế tác động của việc dòng vốn biến động. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng trong khu vực trong năm 2015 có xu hướng tăng cao khi tăng trưởng kinh tế giảm kéo theo tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm. Hai nhân tố này đã phần nào đẩy tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng và khả năng sinh lời giảm.

Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM)

Tại Hội nghị, các nước ASEAN+3 đã cam kết đảm bảo sẵn sàng vận hành cơ chế Đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai (CMIM); Triển khai công tác vận hành CMIM gồm hoàn chỉnh văn bản hướng dẫn hoạt động CMIM (OG); xây dựng hệ thống các chỉ số giám sát kinh tế vĩ mô khu vực; vận hành thử nghiệm CMIM với nhiều tình huống giả định; thảo luận về khả năng tăng tỷ lệ cho vay không gắn với Chương trình IMF và nghiên cứu sâu về các thông lệ quốc tế về mạng lưới an toàn tài chính quốc tế nhằm bổ trợ cho hoạt động của cơ chế CMIM trong bối cảnh nền tài chính thế giới đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và biến động.

Cũng trong khuôn khổ hợp tác Đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai, các nước đã thảo luận về việc chính thức chuyển đổi vị thế của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO - cơ quan thực hiện chức năng giám sát kinh tế vĩ mô khu vực trong khung khổ CMIM) chính thức trở thành một tổ chức quốc tế.

Việc chuyển đổi AMRO thành một tổ chức quốc tế sẽ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giám sát kinh tế vĩ mô khu vực và nâng cao tính khả thi của CMIM trong việc ngăn ngừa khủng hoảng của khu vực. Liên quan tới nội dung này, các nước đã thảo luận các vấn đề liên quan, về tính pháp lý, cơ cấu tổ chức, kế hoạch phát triển và các vấn đề ngân sách, nhân sự của AMRO. Dự kiến, AMRO sẽ chính thức ra mắt với tư cách tổ chức quốc tế vào tháng 3 năm 2016 tới.

Phát triển thị trường trái phiếu châu Á (ABMI)

Sau 10 năm triển khai Sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu châu Á, cùng với việc thông qua Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu mới, những hoạt động hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến này ngày càng hiệu quả, đi vào thực tiễn và hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách ở các nước thành viên.

Tại Hội nghị, các Thứ trưởng Tài chính và Phó thống đốc đã ghi nhận tiến độ triển khai sáng kiến, tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như triển khai và tăng vốn bảo lãnh của chương trình bảo lãnh tín dụng đầu tư; phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ và khuyến khích nhu cầu mua trái phiếu nội tệ; diễn đàn thị trường trái phiếu, thúc đẩy việc thành lập trung tâm thanh toán khu vực; hỗ trợ kỹ thuật,…Hội nghị đã thông qua kế hoạch công tác của từng Nhóm công tác theo Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu châu Á mở rộng.

Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc NHTW ASEAN +3 đã thành công tốt đẹp. Hội nghị đánh giá cao nỗ lực của hai quốc gia Malaysia và Hàn Quốc trong việc chuẩn bị và đảm nhận vai trò chủ trì Tiến trình Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 năm 2015 cũng như thống nhất Hội nghị tiếp theo năm 2016 sẽ do Lào và Trung Quốc đồng chủ trì./.



Theo mof.gov.vn

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/