Hoàn thành khung pháp lý cho lao động Việt đi làm việc tại Thái Lan

Theo thông tin mới nhất từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), hồi cuối tháng Bảy, Bộ Lao động Thái Lan (đại diện cho Chính phủ Thái Lan) và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam (đại diện cho Chính phủ Việt Nam) đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác lao động và Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động giữa hai nước.
Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong lĩnh vực lao động, tạo khung pháp lý cho lao động Việt Nam sang làm việc hợp pháp tại Thái Lan và cũng là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động mỗi nước làm việc tại nước bên kia.

Nội dung của Bản ghi nhớ về hợp tác lao động gồm 9 điều quy định mục đích của việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác, những lĩnh vực hợp tác cụ thể trong lĩnh vực lao động, phương thức và nguyên tắc hợp tác. Theo đó, việc hợp tác có thể được thực hiện thông các phương thức khác nhau như việc trao đổi cách thức thực hiện và thông tin một cách tốt nhất, trao đổi chuyên gia, tham gia dự án, hội thảo và đối thoại.

Về nguyên tắc hợp tác, hai bên sẽ nỗ lực để đảm bảo tính minh bạch và tăng cường hiệu quả quá trong quá trình gửi và tiếp nhận lao động từ một quốc gia có ý định làm việc hợp pháp tại quốc gia còn lại.

Trong khi đó, Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động là khung pháp lý để lao động Việt Nam sang làm việc tại Thái Lan, cũng như lao động Thái Lan sang làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật hai nước. Thỏa thuận này có 15 Điều, quy định về các nội dung: Các cơ quan có thẩm quyền của hai Chính phủ; Quyền và trách nhiệm của người lao động; Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động; Quy trình phái cử và tiếp nhận lao động; Hợp đồng lao động; Định hướng và đào tạo; Visa, giấy phép lao động và các dịch vụ y tế; Giải quyết tranh chấp...

Theo ước tính của các cơ quan chức năng của Thái Lan thì số lượng người Việt Nam hiện đang làm ăn tại Thái Lan là hàng chục nghìn người. Số lao động này sang Thái Lan dưới hình thức miễn thị thực giữa hai nước rồi tìm cách ở lại tìm việc làm bất hợp pháp, chủ yếu làm các công việc phổ thông như phục vụ tại các nhà hàng, bán hàng, giúp việc gia đình… Do sang làm việc trái phép tại Thái Lan nên điều kiện làm việc và  quyền lợi của người lao động không được đảm bảo, dễ gặp rủi ro.

Như vậy, việc ký Bản ghi nhớ về hợp tác lao động và Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam đi làm việc hợp pháp tại Thái Lan. Đây là khung pháp lý cho hoạt động phái cử lao động Việt Nam sang làm việc hợp pháp tại Thái Lan và cũng là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này. 

Thái Lan hiện đang thiếu hụt lao động có chuyên môn và tay nghề, và lao động phổ thông ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực xây dựng, lao động kỹ thuật cao. Do nguồn cung lao động trong nước không đáp ứng được trong một số ngành nên nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài rất lớn. Thái Lan đã thu hút một số lượng lớn người lao động trong lĩnh vực quản lý và lao động lành nghề từ một loạt các quốc gia trên thế giới. 

Tính đến tháng 3/2010, đã có 100.338 lao động chuyên nghiệp và lành nghề được cấp giấy phép lao động ở Thái Lan. Nhật Bản đứng đầu danh sách với 23.060 giấy phép lao động. Tiếp đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Anh, Bắc Ireland và Mỹ. Gần 2/3 giấy phép cho người lao động nước ngoài là của cán bộ cấp cao, các nhà quản lý và gần một phần tư là cho các chuyên gia. 

Bên cạnh đó, Thái Lan bắt đầu thu hút lao động nước ngoài với mức lương thấp từ các quốc gia có chung biên giới từ đầu những năm 1990. Trước tình hình lao động các quốc gia láng giềng nhập cư bất hợp pháp tăng, Chính phủ Thái Lan đã ký bản ghi nhớ (MOU) với ba quốc gia láng giềng cho việc tuyển dụng chính thức lao động nhập cư. Biên bản ghi nhớ với Lào được ký kết vào năm 2002, với Campuchia được ký vào 5/2003 và với Myanmar đã được ký kết trong tháng 6/2003.


(Theo TTXVN)


Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/