Hình ảnh hoang tàn của cố đô Huế

Cố đô Huế đã từng rơi vào tình trạng hoàng tàn do chiến tranh và thời gian tàn phá. Dưới đây là hình ảnh kinh thành Huế trên suốt chặng đường phục dựng từ hoang phế...

Sau năm 1975, quần thể di tích cố đô Huế mang trên mình nhiều vết thương của chiến tranh, nhất là cuộc tấn công, nổi dậy và bảo vệ, rút lui ở Kinh thành Huế mùa xuân Mậu Thân 1968. Nhiều kiến trúc đã bị phá hủy hoàn toàn, các công trình cổ khác ở tình trạng đổ nát, trước nguy cơ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.


Hình ảnh kinh thành Huế sau những chặng đường bị tàn phá
Hình ảnh kinh thành Huế sau những chặng đường bị tàn phá

Ngọ Môn - Biểu tượng của Di sản văn hóa Huế tại thời điểm tan hoang mùa xuân Mậu Thân 1968 và hôm nay

Quảng cáo

Tiếp tục trải qua một thời gian khó khăn vào giai đoạn đầu kiến thiết lại đất nước, tình trạng hoang phế của di tích cố đô Huế tiếp tục ở tình trạng báo động. Ngoài ra, vào các năm 1953, 1971, 1984, 1999, Huế còn trải qua nhiều trận bão lũ lớn, càng làm cho các di tích bị tổn thương nặng nề.

Từ năm 1981, lời kêu gọi cứu vãn di tích Huế đã được triển khai. Một cuộc vận động quốc tế đã được chính phủ, địa phương thực hiện. Di tích Huế đã từng bước được cứu vãn và hồi sinh, để rồi được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1993. Tiếp tục, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích cố đô Huế từ 1995 đến 2010 (tiếp tục được điều chỉnh đến năm 2020) nhằm định hướng cho công cuộc bảo tồn tại đây.


Nhiều cửa thành bị đổ nát, hoang phế sau chiến tranh ở nhiều tình trạng, mức độ khác nhau

Nhiều cửa thành bị đổ nát, hoang phế sau chiến tranh ở nhiều tình trạng, mức độ khác nhau

T

Từ năm 2003, các cửa thành được trùng tu, bảo tồn. Trong ảnh là một góc Kinh thành Huế với 2 cửa Quảng Đức (tên gọi dân gian là cửa Sập – cửa gần) và cửa Tây Nam (cửa Nhà Đồ - cửa phía xa) đã được phục nguyên

T

Phu Văn Lâu, xây dựng năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hay kết quả các kỳ thi Hội do triều đình tổ chức. Nơi đây đã được trùng tu 4 lần vào năm 1905 (sau cơn bão cực lớn năm Thìn 1904), 1922, 1974 và 1994

và Phu Văn Lâu hôm nay

và Phu Văn Lâu hôm nay

Mặt trước của Điện Thái Hòa năm 1968

Mặt trước của Điện Thái Hòa năm 1968

Sau khi trùng tu

Sau khi trùng tu

Linh Tinh môn và Văn Miếu Môn đầu thế kỷ 20 – và được trùng tu năm 2008


Linh Tinh môn và Văn Miếu Môn đầu thế kỷ 20 – và được trùng tu năm 2008

Linh Tinh môn và Văn Miếu Môn đầu thế kỷ 20 – và được trùng tu năm 2008

Linh Tinh môn và Văn Miếu Môn đầu thế kỷ 20 – và được trùng tu năm 2008

Không những trùng tu di tích mà các lễ hội lớn, nghi thức cung đình xưa cũng đã được phục dựng lại nguyên bản. Trong ảnh là đoàn ngự đạo tế Nam Giao thời Nguyễn và đoàn ngự đạo được phục dựng trong lễ tế đàn Nam Giao tại Festival Huế 2006

Linh Tinh môn và Văn Miếu Môn đầu thế kỷ 20 – và được trùng tu năm 2008

Linh Tinh môn và Văn Miếu Môn đầu thế kỷ 20 – và được trùng tu năm 2008

Múa Lục cúng hoa đăng xưa và được phục dựng hôm nay. Điệu múa này nằm trong Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam tại Huế - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận vào năm 2003

Linh Tinh môn và Văn Miếu Môn đầu thế kỷ 20 – và được trùng tu năm 2008

Tuy nhiên vẫn có những công trình kiến trúc khó có thể trùng tu như cũ bởi chiến tranh đã tàn phá hoàn toàn. Như Điện Kiến Trung (ảnh) được xây dựng năm 1921 dưới thời vua Khải Định để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Đây là 1 tòa nhà 2 tầng xây theo phong cách châu Âu với các hình ảnh trang trí nội thất, ngoại thất cực kỳ tinh xảo. Năm 1947, điện Kiến Trung bị phá hủy bởi chiến tranh.

Giờ đây, ngôi điện lộng lẫy ngày nào chỉ còn phần nền móng

Giờ đây, ngôi điện lộng lẫy ngày nào chỉ còn phần nền móng

Cầu Trường Tiền - biểu tượng của Huế bị gãy trong chiến cuộc Mậu Thân 1968

Cầu Trường Tiền - biểu tượng của Huế bị gãy trong chiến cuộc Mậu Thân 1968, người dân phải làm cầu phao để qua lại

Và cầu Trường Tiền duyên dáng bên sông Hương hôm nay

Và cầu Trường Tiền duyên dáng bên sông Hương hôm nay

Và cầu Trường Tiền duyên dáng bên sông Hương hôm nay

Cung Trường Sanh xây năm 1821 thời vua Minh Mạng với vai trò ban đầu là hoa viên, sau chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà Hoàng thái hậu và Thái hoàng thái hậu.

Được trùng tu từ 2005 đến 2007 bởi TTBTDTCĐ Huế, hiện mạo của Cung đã đưa lại hình dáng ban đầu

Được trùng tu từ 2005 đến 2007 bởi TTBTDTCĐ Huế, hiện mạo của Cung đã đưa lại hình dáng ban đầu

Được trùng tu từ 2005 đến 2007 bởi TTBTDTCĐ Huế, hiện mạo của Cung đã đưa lại hình dáng ban đầu

Cửa Hiển Nhơn xây vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long, đến năm 1833 vào thời vua Minh Mạng, cửa được đắp ghép mảnh sành. Vào thời vua Khải Định được trùng tu thêm 1 lần nữa. Cửa Hiển Nhơn dành riêng cho quan lại và nam giới ra vào Hoàng thành. Trong chiến sự 1968, cửa đã bị bom đạn phá hủy hoàn toàn.

Sau năm 1975, cửa Hiển Nhơn được trùng tu như ngày nay

Sau năm 1975, cửa Hiển Nhơn được trùng tu như ngày nay




Theo Đại Dương

Dân trí


Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/