Từ trên không trung nhìn xuống, khu vực Yida giống như
một vùng quê thanh bình với những túp lều được lợp bằng tranh, xung quanh bao
phủ bởi những lùm cây xanh tươi hòa lẫn màu đất đỏ tự nhiên.
Tuy nhiên đằng sau màu xanh đó là cuộc sống khó khăn, túng bấn của những người tị nạn đến từ Bắc Sudan.
Cách đây 2 năm, nơi đây chỉ có ngôi làng nhỏ với khoảng 400 người sinh sống. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại đã có đến hàng trăm chiếc lều bạt của dân tị nạn mọc lên san sát với số lượng người ước tính lên đến 70.000 người.
Hầu hết những người tị nạn đã đi bộ từ 3 – 12 ngày tới cắm trại ở khu vực Yida. Trên đường đi họ thiếu thôn thức ăn, nước uống. Để tồn tại dân tị nạn thậm chí phải ăn vỏ cây, lá cây và uống nước ở những đầm nước bẩn, bùn lầy. Đã có rất nhiều người mắc phải những bệnh như tiêu chảy, sốt rét, suy dinh dưỡng….do điều kiện quá khổ.
Những người tị nạn chủ yếu đến từ vùng núi Nuba – nơi mà những vụ xung đột và bạo loạn giữa quân đội Sudan và Phong trào giải phóng nhân dân Sudan nổ ra. Đây là nguyên nhân chính khiến cho hàng nghìn cư dân Bắc Kordofan phải vượt biên vào tị nạn ở vùng Yida.
Những vụ tấn công tương tự vào công dân ở vùng sông Blue Nile cũng đã khiến cho hơn 113.000 người phải bỏ nhà đi sống tị nạn trong những túp lều lụp xụp ở thượng nguồn sống Blue Nile.
Điều kiện sống trong những túp lều trại thiếu thốn, khắc nghiệt, vấn đề bạo lực gia đình và lạm dụng tình dục đối với phụ nữ tăng nhanh. Có khoảng 7.000 trẻ em sống trong những túp lều tạm bợ không có điều kiện đến trường.
Bên cạnh những khó khăn đó, giấc ngủ của dân tị nạn cũng không được yên ổn. Không có đủ giường chiếu để nằm, hầu hết mọi người phải nằm trên các tấm bạt, thậm chí là trên nền đất ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nguồn lương thực, thực phẩm thiếu thốn, không đảm bào dinh dưỡng.
Mặc dù các tổ chức nhân đạo đã làm việc cật lực để cứu chữa các em nhỏ bị bệnh, suy dinh dưỡng… tuy nhiên tỷ lệ tử vong vẫn ở mức cao.
Chùm ảnh những người tị nạn ở khu vực Yida:
Dân trí