Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản và cơ hội cho các doanh nghiệp

Ngày 21/7, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực thi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2015-2019 và cơ hội cho các doanh nghiệp”.
Hình ảnh tại tọa đàm

Theo nhận định của các chuyên gia, VJEPA sẽ mở ra cơ hội lớn cho hàng xuất khẩu nước ta thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Bởi theo hiệp định, các sản phẩm của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan nhiều nhất là các sản phẩm nông, thủy sản và hàng dệt may - là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Cụ thể, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần từ 6,1% năm 2015 xuống còn 3,7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.

Tuy nhiên tại tọa đàm, PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, khi những rào cản thuế quan giảm xuống thì các rào cản kỹ thuật sẽ tăng lên. Để tận dụng cơ hội từ Hiệp định mang lại, ông Trần Đình Thiên cho rằng, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về hưởng lợi nhờ giá trị gia tăng, chú trọng về chất lượng sản phẩm hơn là nhờ tăng năng suất. Bên cạnh đó, ngoài tham gia chuỗi sản xuất như điện thoại, ô tô…, thì cũng nên tập trung hướng tới những cái khác biệt, những sản phẩm - đặc sản chỉ Việt Nam có.

Tại tọa đàm, nhiều chuyên gia đưa ra một số yêu cầu cần làm để khai thác tốt cơ hội do VJEPA mang lại nhằm gia tăng xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo đó, cần khai thác mạnh nhu cầu nhập khẩu. Nâng cao nhất lượng, cải tiến mẫu mã hàng hóa để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, đảm bảo yêu cầu số 1 với nông sản và thực phẩm xuất khẩu vào Nhật Bản là vệ sinh, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của Nhật Bản. Đồng thời, tăng cường hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại liên quan đến thị trường Nhật Bản. Nắm chắc các ưu đãi của VJEPA để tích cực tận dụng, khai thác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Cùng với đó, nhanh chóng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành may mặc để nâng cao hàm lượng xuất xứ Việt Nam đạt yêu cầu được hưởng ưu đãi thuế suất nhập khẩu hàng may mặc. Ngoài ra, cần khẩn trương đón nhận làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản sang châu Á, trong đó có Việt Nam.

Đối với các doanh nghiệp, nhiều chuyên gia đã khuyến nghị cần phải có chiến lược tiếp cận thị trường lâu dài với đối tác Nhật Bản. Chủ động thu thập thông tin về doanh nghiệp Nhật Bản. Đặc biệt, cần nắm vững các cam kết trong khuôn khổ VJEPA có liên quan đến lĩnh vực, mặt hàng hay dịch vụ, hoạt động kinh doanh của mình để xây dựng cho mình chiến lược phát triển phù hợp, nắm bắt tốt cơ hội và ứng phó hiệu quả với các khó khăn, thách thức./.


Theo Minh Phương tổng hợp

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/