Hàng Việt trước áp lực cạnh tranh trên sân nhà

Khi các siêu thị bán lẻ nước ngoài trải rộng khắp cả nước cũng là lúc hàng hóa ngoại tràn vào Việt Nam ngày càng lớn. Hàng Việt đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại ngay trên sân nhà.
Để DN Việt Nam cạnh tranh được thì phải tích cực cải tiến mẫu mã, sản xuất ra những hàng hóa có chất lượng.. Nguồn: internet
Để DN Việt Nam cạnh tranh được thì phải tích cực cải tiến mẫu mã, sản xuất ra những hàng hóa có chất lượng.
Nguồn: internet

Kể từ khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết WTO, hàng loạt nhà bán lẻ ngoại nhập đã nhanh chóng đẩy mạnh mở rộng mạng lưới nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Một số tập đoàn bán lẻ đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… đã có những chiến lược đầu tư lớn vào Việt Nam với việc đầu tư các hệ thống siêu thị lớn cũng như mua lại các nhà bán lẻ Việt Nam.

Khi các siêu thị bán lẻ nước ngoài trải rộng khắp cả nước cũng là lúc hàng hóa ngoại tràn vào Việt Nam ngày càng lớn. Hàng Việt đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại ngay trên sân nhà.

Tại nhiều siêu thị trên địa bàn Hà Nội, hàng hóa nhập ngoại đến từ các nước như Nhật Bản, Thái Lan đang khá dồi dào. Chủ một siêu thị hàng Thái Lan ở Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ, hàng hóa của Thái Lan vào Việt Nam khá nhiều, người tiêu dùng Việt Nam cũng đã quan tâm và sử dụng nhiều hàng hóa này.

So với hàng Việt Nam cùng giá thì hàng Thái Lan vẫn chiếm ưu thế về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã. Vì vậy người tiêu dùng đang có xu hướng lựa chọn hàng Thái Lan ngày càng nhiều.

Hiện nay, hàng hóa nhập ngoại đã len lỏi vào rất nhiều hệ thống bán lẻ, siêu thị nhỏ trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nếu trước đây hàng hóa Việt Nam được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan thì đến nay, hàng rào này đã được dỡ bỏ, chính vì vậy sức ép cạnh tranh càng rõ rệt hơn.

Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khi nhà đầu tư ngoại nắm được các hệ thống phân phối, bán lẻ thì họ sẽ ưu tiên cho hàng hóa nước họ. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ nước ngoài có tiềm lực lớn, nhiều kinh nghiệm trên thị trường nên khi đầu tư phát triển ở Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế.

Bởi vậy, để có thể cạnh tranh được thì DN Việt Nam không còn cách nào khác là phải tích cực cải tiến mẫu mã, sản xuất ra những hàng hóa có chất lượng, giảm giá thành. Bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam thì cho rằng, việc các nhà bán lẻ nước ngoài ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam tạo ra áp lực cạnh tranh, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy các DN trong nước phát triển hơn.

Theo các chuyên gia kinh tế, để hàng Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng, thì điều trước tiên là chất lượng phải được nâng cao, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, các DN cũng như nhà bán lẻ trong nước cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo chuỗi liên kết nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt.

Ông Vũ Vinh Phú cho rằng, sản xuất phải gắn kết với hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối phải tốt, phải mạnh, phải thành chuỗi để DN quản lý được chất lượng hàng hóa, thương hiệu của mình.

Đại diện Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Hapro cho biết, khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, thì hàng hóa của DN Việt sẽ phải cạnh tranh gay gắt với nhau, mà còn với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay cái yếu nhất của DN Việt Nam chính là tính liên kết không cao.

Mới đây Hapro đã tổ chức Hội nghị giao thương giữa các DN trên địa bàn Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên nhằm tạo cơ hội để cho các DN, đơn vị hoạt động sản xuất, các nhà cung cấp tiếp cận, gặp gỡ, trao đổi và giao lưu tìm kiếm nhu cầu hợp tác tiêu thụ sản phẩm.

Để không bị lép vế trước hàng ngoại nhập ngay trên sân nhà, thời gian qua, các DN trong nước đã có những chiến lược liên kết từ đơn vị sản xuất đến phân phối sản phẩm để tạo chuỗi liên kết cùng phát triển. Điển hình như việc Tập đoàn Vingroup đã tổ chức ký kết hợp tác với gần 250 DN Việt thông qua chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa”.

Có thể nói đây là chương trình được các DN trong nước đánh giá cao và tích cực tham gia. Các DN ký kết với Vingroup thuộc 7 ngành hàng tiêu dùng cơ bản gồm thực phẩm, hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, đồ chơi, hàng gia dụng, hàng thực phẩm tươi sống, thời trang, bông vải sợi đến từ 18 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Theo đó, từ 1/6/2016 đến 1/6/2017, các DN sẽ được hỗ trợ đưa hàng vào hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ của Vingroup với các điều kiện ưu đãi. Toàn bộ phần chiết khấu sẽ được Vinmart và Vinmart+ hoàn trả 100% về nhà cung cấp, với mục đích tạo thêm nguồn kinh phí để DN tái đầu tư vào chất lượng sản phẩm và có thêm điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Vingroup cho biết, mục tiêu của chương trình là thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần tạo nguồn thực phẩm sạch và hàng tiêu dùng có chất lượng cho thị trường; đồng thời, xây dựng các thương hiệu quốc gia, tiến tới là các thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Động thái này được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ DN nội tránh lép vế trên sân nhà trước làn sóng đổ bộ của hàng ngoại, thông qua các hệ thống bán lẻ.



Theo thoibaonganhang.vn


Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/