Hàng Việt rộng cửa vào thị trường Trung Đông

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống, Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum,Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA)

Hiệp định CEPA là hiệp định thương mại tự do có thời gian đàm phán nhanh nhất của Việt Nam với 5 phiên đàm phán chính thức, trong đó có 3 phiên trực tiếp ở cấp Bộ trưởng. Kết quả đàm phán này thể hiện sự quyết tâm cao độ của lãnh đạo cũng như bộ, ngành hai nước nhằm tạo đột phá quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư hai nước, mở ra con đường lớn, có ‎ý nghĩa lịch sử cho Việt Nam tiến sâu vào thị trường Trung Đông.

Với các nội dung đàm phán toàn diện, Hiệp định CEPA được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cân bằng cho cả hai nước và phù hợp với mong muốn tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam và UAE.

Hiệp định gồm 18 Chương, 15 Phụ lục và 2 thư song phương với các nội dung gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ - đầu tư, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS), hải quan, phòng vệ thương mại, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, pháp lý – thể chế.

Trong đó, đáng chú ý là hai bên đã thống nhất đưa ra cam kết mạnh mẽ về tự do hóa thương mại với việc UAE cam kết xóa bỏ thuế quan theo lộ trình đối với 99% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE, trong khi Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ thuế quan theo lộ trình cho 98,5% kim ngạch xuất khẩu của UAE sang Việt Nam. Hiệp định cũng bao gồm nhiều quy định tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, phù hợp với các xu hướng chuyển đổi số và phát triển xanh hiện nay.

Quảng cáo
img8812-17301340943251924743212.jpg
Lãnh đạo hai nước chứng kiến lễ trao văn kiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE

Ngoài ra, trên tinh thần "đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong sách lược, đồng lòng trong phối hợp, quyết liệt trong triển khai để cụ thể hóa, hiện thực hóa kết quả các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước và các thỏa thuận hợp tác đã ký kết", hai nhà lãnh đạo đã thảo luận và thống nhất về 5 trọng tâm hợp tác trong thời gian tới.

Một là, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, tạo tin cậy chính trị hơn nữa; thành lập các nhóm công tác chung nhằm triển khai thực chất quan hệ Đối tác Toàn diện. Hai là, triển khai hiệu quả Hiệp định CEPA để tạo đột phá cho trao đổi thương mại, mở cửa thị trường hơn nữa hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương trên 10 tỷ USD trong thời gian tới; khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Ba là, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo. Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp UAE đầu tư nhiều hơn vào những lĩnh vực mà Việt Nam đang quan tâm và UAE có thế mạnh như hạ tầng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, tài chính số và đặc biệt về trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, Internet vạn vật.

Bốn là, đẩy mạnh hợp tác về giao lưu nhân dân, văn hóa và du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định sẽ chỉ đạo mở đường bay thẳng từ Việt Nam - UAE để tạo điều kiện hơn nữa cho nhân dân hai nước tăng cường tham quan, hiểu biết lẫn nhau. Năm là, tăng cường hợp tác, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương trong bối cảnh cả hai nước chia sẻ nhiều quan điểm chung về các vấn đề khu vực và quốc tế, đều là các dân tộc yêu chuộng hòa bình, mong muốn hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, UAE là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Kuwait) của Việt Nam tại Tây Á. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong giai đoạn 2018-2023, tổng trao đổi thương mại giữa hai nước bình quân đạt khoảng 5 tỷ USD/năm. Về cán cân thương mại, Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường UAE với giá trị lớn (từ 3-4 tỷ USD/năm).

Năm 2023, tổng trao đổi thương mại hai chiều đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm 2022, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 4,3% và nhập khẩu đạt trên 676 triệu USD, tăng 16%. Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng trao đổi thương mại hai chiều đạt trên 4,47 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 3,7 tỷ USD, tăng 47,5% và nhập khẩu đạt 623,5 triệu USD, tăng 32,5%.

Về cơ cấu hàng hóa, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang UAE gồm điện thoại di động, máy vi tính và linh kiện, sản phẩm điện, điện tử gia dụng, hạt tiêu, thủy sản, giày dép, hàng dệt may, sản phẩm ngũ cốc, sản phẩm nhựa, đồ gỗ nội thất…

Theo https://thuonggiaonline.vn/ Copy

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/