Góc nhìn: “Thời đại 36” - Giải bài toán thiếu vốn cục bộ

Bắt đầu từ tuần này, Thông tư 36 sẽ có hiệu lực. Những trục trặc về margin như những gì một vài công ty chứng khoán phát đi cuối tuần qua là biểu hiện của khả năng co hẹp dòng vốn trên thị trường.
Góc nhìn: “Thời đại 36” - Giải bài toán thiếu vốn cục bộ

Nguồn: ĐTCK.

Bắt đầu từ tuần này, Thông tư 36 sẽ có hiệu lực. Những trục trặc về margin như những gì một vài công ty chứng khoán phát đi cuối tuần qua là biểu hiện của khả năng co hẹp dòng vốn trên thị trường.

Không phải ngẫu nhiên thị trường suy sụp trong phiên giao dịch cuối tuần. Cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu đầu cơ lao dốc kéo theo tình trạng sụt giảm giá chung. Mối lo ngại là lớn hơn những gì mang tính điều chỉnh kỹ thuật.

Lần đầu tiên thị trường bắt được “tín hiệu” chính xác về đòn bẩy tài chính: Một vài công ty chứng khoán đã thông báo có thể phải tạm dừng hỗ trợ cung cấp margin. Điều này có vẻ khác xa những gì mà thị trường phỏng đoán về hiệu ứng tiêu cực của quy định thắt chặt hơn của Thông tư 36.

Tình trạng thiếu hụt tạm thời này thực tế không phản ánh chính xác về năng lực cho vay của các công ty chứng khoán nói chung. Tổng lượng vốn có thể cung cấp từ kênh ngân hàng đối với các công ty chứng khoán có thể vẫn còn dồi dào, nhưng sự thiếu hụt có thể xảy ra cục bộ. Việc có thông báo hạn chế nguồn vốn chỉ thể hiện rằng, tình trạng phân bổ nguồn vốn là không đồng đều.

Các công ty chứng khoán có mối quan hệ tín dụng khác nhau với các ngân hàng. Lâu nay một số công ty ỉ lại vào nguồn vốn từ 1-2 ngân hàng quen nên khi giới hạn cho vay bị ép xuống, có thể rơi vào tình trạng vượt hạn mức tạm thời. Ngoài ra, những ngân hàng chấp nhận rủi ro cao, dồn hết hạn mức cho vay vào lĩnh vực chứng khoán tới 20%, sẽ phải thu hẹp khả năng cho vay và nếu công ty chứng khoán chưa kịp tìm nguồn thay thế, hạn mức dĩ nhiên sẽ hẹp lại và thiếu nguồn.

Ngay trong khối các ngân hàng, không phải ngân hàng nào cũng hướng đến dịch vụ cho vay chứng khoán. Dư địa của các ngân hàng này còn rất nhiều nhưng lại thiếu những khách hàng là các công ty chứng khoán, hoặc luôn có thái độ thận trọng với những công ty có mức độ tín nhiệm thấp. Công ty chứng khoán là khách hàng quen của ngân hàng A chưa chắc đã dễ dàng tiếp cận vốn của ngân hàng B. Vì thế khi nhìn tổng thể, dư địa vốn cho chứng khoán chưa chạm giới hạn, nhưng chỗ thừa, chỗ thiếu, dẫn đến việc cạn nguồn cục bộ trong ngắn hạn.

Để cải thiện tình trạng nói trên cần một khoảng thời gian nhất định. Bản thân việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân hàng, chẳng hạn công ty chứng khoán phát hành trái phiếu cũng không thể giải quyết tình trạng này ngay lập tức. Cách nhanh nhất là sử dụng vốn chủ sở hữu, nhưng nguồn vốn này cũng có giới hạn, đặc biệt ở những công ty chứng khoán nhỏ.

Một điều cũng gây ngạc nhiên và lo lắng trong tuần qua khi thị trường tiếp nhận thông tin một số công ty chứng khoán cạn nguồn, là lâu nay thị trường vẫn “tưởng” mức sử dụng đòn bẩy ở mức thấp, mà cụ thể là thanh khoản hàng ngày đang ở mức trung bình kém. Thanh khoản cao thường đi kèm với đòn bẩy lớn. Giá trị khớp lệnh trung bình trong tháng 1 mới chỉ ở mức trên 2.200 tỷ đồng/phiên. 

Thật khó tưởng tưởng với mức giao dịch như vậy mà một số công ty chứng khoán đã chạm hạn mức vay tối đa. Nếu điều này xảy ra với nhiều công ty chứng khoán, dường như năng lực vốn tự có trên thị trường là quá thấp?

Nhìn lại quá khứ, trong tuần đầu tháng 9 khi thị trường đạt đỉnh, quy mô giao dịch trung bình mỗi phiên lên tới gần 4.000 tỷ đồng. Không hề có thông báo nào về việc hết hạn mức đòn bẩy ở các công ty chứng khoán. Sự mất cân đối trong việc cho vay chứng khoán đã không được nhìn nhận khi cơ hội vay là khá dễ dàng.

Việc xiết chặt hơn nguồn vốn vay “hậu” Thông tư 36 có thể tiếp tục dẫn tới sự thiếu hụt cục bộ như đã diễn ra. Tuy nhiên các công ty chứng khoán trước áp lực giữ khách và lo ngại ảnh hưởng đến thị trường sẽ hạn chế công bố thông tin này. Khách hàng có thể sẽ không nhận được lời từ chối cho vay, nhưng cũng không dễ dàng vay được như trước.

Mức độ trầm trọng cũng như thời gian tác động là khác nhau ở các công ty chứng khoán. Việc giải bài toán thiếu vốn cục bộ đối với nhiều công ty là không đơn giản, nhất là các công ty nhỏ. Lợi thế đang thuộc về các công ty lớn, được các ngân hàng lớn hỗ trợ hoặc có thể vay mượn ở nhiều ngân hàng cùng lúc. Các công ty nhỏ đang ở trong tình thế bất lợi hoàn toàn trong cuộc đua này, vì sẽ sớm phải đối diện với áp lực của chính khách hàng.

NGƯỜI QUAN SÁT


Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/