Forbes ca ngợi Việt Nam là câu chuyện kinh tế thành công của châu Á

Trên Forbes, một tạp chí danh tiếng của Mỹ, vừa đăng một bài viết của tác giả Brett Davis ca ngợi sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Forbes ca ngợi Việt Nam là câu chuyện kinh tế thành công của châu Á

Có thể thấy được dấu hiệu của sự phát triển kinh tế ở Việt Nam qua những tòa nhà chọc trời nổi bật ở thành phố Hồ Chí Minh. Tòa tháp Vietcombank sắp hoàn thiện, được thiết kế bởi công ty kiến trúc danh tiếng Pelli Clarke Pelli, là một công trình được lấy cảm hứng từ trào lưu mỹ thuật Art Deco và nằm cách tòa nhà cao nhất thành phố Bitexco Financial Tower vài trăm mét về phía bắc.

Người ta hay đánh giá một quốc gia bằng những chỉ số kinh tế ngắn hạn nhưng đôi khi cần phải lùi thời gian lại một chút để có cái nhìn sâu rộng hơn, mà ở đây là vài thập niên trở về trước.

Từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới vào 30 năm trước, ngày nay Việt Nam đã chính thức trở thành một nước thu nhập trung bình thấp. Vào năm 1986, chính sách Đổi Mới đã được triển khai để đưa Việt Nam ra khỏi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và chuyển sang nền kinh tế định hướng thị trường.

Du khách đến Việt Nam, đặc biệt là từ các nước phương Tây, thường sửng sốt trước những tòa nhà văn phòng, những cửa hàng cao cấp và những con đường tấp nập. Ấn tượng mới của họ đối lập với những hình ảnh về chiến tranh và đói nghèo của Việt Nam được chiếu trên truyền hình khắp thế giới trong thập niên 1960 và 1970.

Nếu nói Việt Nam đã chuyển mình thì đó vẫn là một sự đánh giá thấp. Vào năm 1986, thu nhập đầu người trung bình hàng năm chỉ là 100 USD. Giờ đây con số đó đã là gần 2.000 USD và gấp đôi ở các khu vực đô thị.

Giống như phần còn lại của thế giới, Việt Nam phải gánh chịu các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng tăng trưởng GDP trong nửa đầu năm 2015 đã đạt 6,3%, tương đương với mức tăng trưởng trung bình trong thập niên 2000. Sau khi vật lộn với lạm phát tăng trong vài năm gần đây, chỉ số CPI chỉ tăng 0,6% trong tháng 8/2015 so với 4,3% của cùng kỳ năm trước.

Việt Nam sắp phê chuẩn hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà các nhà phân tích dự đoán có thể giúp GDP tăng 11% trong 10 năm tới. Các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh Châu Âu cũng đang tiến triển tốt.

Động lực thúc đẩy tăng trưởng ở quốc gia 94 triệu dân là bộ phận dân số trẻ lớn và được kết nối chặt chẽ. Theo số liệu của năm 2014, hơn 40% dân số ở dưới 25 tuổi.

Sự kết nối của Việt Nam là không thể tin được khi gần như mọi quán cà phê, nhà hàng hoặc quán bar cung cấp wifi miễn phí cho khách hàng, và tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh đang bùng nổ. Nghiên cứu Kết nối Tiêu dùng toàn cầu năm 2014 của công ty nghiên cứu TNS cho thấy 40% dân số Việt Nam truy cập Internet hàng ngày trong khi 1/3 người dân sở hữu điện thoại thông minh.

Đi kèm với sự phát triển kinh tế là những bất cập ngày càng lớn. Bất bình đẳng thu nhập đang gia tăng, nghèo đói vẫn là một vấn đề kinh niên ở nhóm dân tộc thiểu số, bộ máy hành chính quan liêu cồng kềnh vẫn là những điểm bất cập. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 90 trong số 189 nền kinh tế được khảo sát về chỉ số thuận lợi kinh doanh.

Tuy nhiên, bất chấp những thách thức trên, nhà báo của Forbes tin rằng vẫn có nhiều điều để lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Xét đến xuất phát điểm 30 năm về trước, Việt Nam có thể được xem là một trong những câu chuyện thành công (dù thầm lặng) của Châu Á.



Theo Trí thức Trẻ

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/