Financial Times: Đầu tư tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn

Theo tờ Financial Times, nhà đầu tư nước ngoài có thể sớm sở hữu 100% cổ phần trong các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, trong bối cảnh chính phủ muốn thúc đẩy kinh tế nhờ dòng vốn quốc tế và các thỏa thuận thương mại tự do.
Financial Times: Đầu tư tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn
Một nhà máy sản xuất quần áo tại tỉnh Bình Dương

Theo quy định mới được ban hành, một số lĩnh vực của Việt Nam sẽ được tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy, những ngành kinh tế hàng đầu như ngân hàng tiếp tục bị kiểm soát.

Động thái cải cách này là một phần trong nỗ lực đẩy mạnh tiến trình tư nhân hóa của Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ký kết các hiệp định thương mại tự do với Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) cũng như tăng cường vị thế trên thị trường quốc tế.

Phó Chủ tịch Terry Mahony của VinaCapital cho biết các nhà đầu tư nước ngoài đã rất mong chờ sự thay đổi trong quy định sở hữu trước thềm Đại hội Đảng vào năm tới.

“Đây là một động thái tích cực từ chính phủ Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là cho lĩnh vực tư nhân”- ông nói.

Theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP, giới hạn sở hữu 49% đối với nhà đầu tư nước ngoài tại một số ngành sẽ được dỡ bỏ từ tháng 9/2015. Tuy nhiên, những ngành kinh tế chủ chốt như ngân hàng sẽ được ban hành những quy định riêng và nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu giới hạn 30%.

Một số chuyên gia quan sát cho rằng sự thay đổi này có thể thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa vốn đang chậm chạp của nền kinh tế Việt Nam. Những chuyên gia khác thì nhận định rằng chính sách này vẫn còn mơ hồ và cần được phân tích, “mổ xẻ” và đưa ra thử nghiệm trong thực tế.

Ông Alexandre Legendre - chuyên gia của Leadco Legal Counsel, hãng luật tại Hà Nội nhận định: " Đây chắc chắn là một bước đi đúng hướng, nhưng nhà đầu tư cần thấy những bằng chứng thực tế. Như việc hoàn thành các thỏa thuận sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cách những cơ quan chức năng sẽ áp dụng quy định mới cho các giao dịch thực tế"

Với 90 triệu dân, nhà đầu tư nước ngoài từ lâu đã mong muốn sở hữu nhiều cổ phần hơn trong các doanh nghiệp ngành tiêu dùng, như các công ty sản xuất sữa của Việt Nam. Mặc dù vậy, nghị định mới có thể sẽ giới hạn các nhà đầu tư này trong một số lĩnh vực hấp dẫn khác, như bất động sản.

Theo Financial Times, thị trường Việt Nam hiện đang hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Mới đây vào ngày 29/6/2015, Quỹ đầu tư Warburg Pincus đã công bố hoàn thành khoản đầu tư tiếp theo trị giá 100 triệu USD, nâng tổng giá trị đầu tư vào Công ty Cổ phần Vincom Retail lên 200 triệu USD.

Việt Nam cũng rất muốn gia tăng sức hút của thị trường chứng khoán và nâng cao vị thế của thị trường này trong chỉ số chứng khoán quốc tế MSCI Index. Trong khi dân số của Việt Nam nhiều hơn 30% so với Thái Lan, mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) nhỏ hơn 8 lần so với thị trường Bangkok.

Nhiều chuyên gia kinh tế và doanh nhân nhận định sự phục hồi trong nền kinh tế Việt Nam còn chưa hoàn toàn ổn định mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế gần đây là hơn 6%. Nguyên nhân là do những lo ngại về tình trạng quá nóng của thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hay các vấn đề tài chính trong các công ty nhà nước.

Việt Nam đang mong muốn hoàn tất thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ và EU. Các quan chức chính phủ trước đó đã bày tỏ hy vọng rằng một hoặc cả hai hiệp định sẽ được hoàn thành sớm trong năm nay. Đây có thể là một tín hiệu khả quan cho nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo NDH


Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/