Du lịch với mục tiêu đón 1 triệu du khách Nhật

Trong giai đoạn 2003/12, lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng bình quân 12%/năm. Riêng năm 2012, đã có gần 60 vạn khách Nhật Bản đến Việt Nam, tăng 19,7% so với năm 2011; 10 tháng đầu năm nay đã có gần 50 vạn du khách Nhật Bản đến Việt Nam.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam ông Nguyễn Văn Tuấn nhận định: “Càng ngày Nhật Bản càng trở thành thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam, sau Hàn Quốc và Trung Quốc”, và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 tầm nhìn 2030 đã xác định Nhật Bản là thị trường trọng điểm, với tham vọng đón 1 triệu lượt du khách Nhật Bản vào năm 2015.


 

Mặc dù triển vọng rất lớn, song để cán mốc đón “1 triệu lượt khách du lịch Nhật Bản”, ngành Du lịch Việt Nam còn phải xử lý không ít khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là hiện nay chúng ta mới có 2 đường bay thẳng từ Nhật Bản tới Hà Nội và TPHCM.

 


Phố cổ Hội An, một trong những điểm đến ưa thích của du khách Nhật Bản. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà

Phố cổ Hội An, một trong những điểm đến ưa thích của du khách Nhật Bản. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà



Tổng Giám đốc Hanoitourts Lê Đức Kế cho rằng: “Với số lượng đường bay như vậy, chúng ta không có cách nào để đưa được 1 triệu lượt du khách Nhật tới Việt Nam”. Thêm nữa, để phục vụ 1 triệu du khách Nhật, Việt Nam sẽ phải tăng gấp 3 lần đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Nhật so với hiện nay. Đây cũng là một nhiệm vụ không dễ dàng của ngành Du lịch.


 

Việt Nam cũng chưa có nhiều hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam tới Nhật Bản quy mô bài bản cho “ra tấm, ra món”. Ở khía cạnh này, ông Takahiko Ohata, Chủ tịch Hiệp hội các Công ty lữ hành nước ngoài Nhật Bản (OTOA) khuyến nghị: Ngành Du lịch Việt Nam cần tăng cường quảng bá cho người dân Nhật Bản biết nhiều hơn nữa về nét đẹp và đặc trưng của du lịch nước mình, trong đó quảng bá thông qua truyền hình là lựa chọn tốt nhất.


 

Anh Đoàn Chí, hướng dẫn viên Công ty Lữ hành APEC, cho biết du khách Nhật Bản rất thích món ăn Việt Nam, vì không nhiều dầu mỡ và có nhiều rau xanh.

Khách Nhật cũng rất thích mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam như: hàng thêu tay, túi xách có đính cườm…

 

Những địa điểm văn hóa như phố cổ Hà Nội, Hoàng Thành Thăng Long, phố cổ Hội An, vịnh Hạ Long cũng là những điểm rất hút du khách Nhật.

Đồng thời, ngành Du lịch cũng cần phục vụ thật tốt khách du lịch Nhật Bản, để từ đó, chính những du khách này sẽ giới thiệu cho bạn bè, gia đình (những khách hàng tiềm năng) đến Việt Nam trong thời gian tới.

 


3 vấn đề mấu chốt để hấp dẫn du khách Nhật


 

Ông Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ: “Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta có những điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác du lịch giữa 2 nước cũng như thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam như hiện nay”.


 

Thời gian qua, Việt Nam và Nhật Bản đã tổ chức sự kiện những "Ngày Văn hóa Việt Nam" tại Nhật Bản và những "Ngày Văn hóa Nhật Bản" tại Việt Nam.

Quảng cáo

 


Chúng ta cũng tổ chức nhiều Roadshow giới thiệu du lịch Việt Nam tại Nhật Bản; tổ chức đón các đoàn Famrtrip Nhật Bản tới khảo sát thị trường, các điểm đến của Việt Nam. TP Hà Nội đã tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế JATA tại Nhật Bản với gian hàng quy mô lớn nhất từ trước tới nay và nhiều haotj động khác.

 


Lãnh đạo Tổng cục Du lịch xác định 3 vấn đề mấu chốt nhất cần tập trung thực hiện để thu hút du khách Nhật Bản.


 

Thứ nhất, chúng là phải kiểm soát được chất lượng dịch vụ (do khách Nhật rất tinh tế và kỹ tính, yêu cầu mọi dịch vụ phải chuẩn mình chính xác, rõ ràng). Không truyền thông sai về chất lượng dịch vụ và phải đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.


 

Thứ hai, phải tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu đặc thù của khách Nhật. Phối hợp với các trường Đại học, dạy nghề tăng cường đạo tạo hướng dẫn viên tiếng Nhật.


 

Thứ ba là làm tốt hơn công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam với việc huy động nguồn lực của Tổng cục Du lịch, các doanh nghiệp và địa phương.


 

Hiện thông tin về Việt Nam mà du khách Nhật Bản tìm hiểu nghiên cứu chủ yếu từ các loại báo, tạp chí... Do đó các chuyên gia du lịch gợi ý Việt Nam cần đẩy mạnh truyền thông quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên các ấn phẩm dành riêng cho phụ nữ Nhật (như ShukanBunshun, SukaAsahi) hay trên các báo địa phương (như: Kokaido, Chunichi), trong đó, đặc biệt chú ý tới những tờ báo lớn như Ashahi, Nikkei...

 


Điểm hấp dẫn nhất từ thị trường khách Nhật Bản là có thời gian lưu trú dài (từ 5-7 ngày) và khả năng chi trả cao (khoảng 1.861 USD/khách) cao hơn hẳn khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc.

 


Hiện tại, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về chi tiêu du lịch nước ngoài và xếp thứ 15 về gửi khách. Dự báo đến năm 2020, sẽ có khoảng 142 triệu khách Nhật Bản du lịch đến các nơi trên thế giới, chiếm 9,1% thị phần khách quốc tế của thế giới, trở thành thị trường gửi khách lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Đức.
 



Theo Nguyệt Hà



Chinhphu.vn
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/