Đơn hàng chảy mạnh về Việt Nam nhờ các FTA

 Một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia đàm phán chưa có hiệu lực, nhưng hiệu ứng tích cực từ sự dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu đối với ngành dệt may đã khá rõ ràng. 

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may, thì từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp như Phong Phú, Nhà Bè, Tổng công ty CP May Hưng Yên, Công ty CP TNG (Thái Nguyên) đều đã ký xong đơn hàng xuất khẩu cho đến hết quý 3, thậm chí cho cả năm 2015.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty CP May Hưng Yên xác nhận, năm 2015, doanh nghiệp không quá lo lắng về đơn hàng xuất khẩu, bởi thời điểm này, doanh nghiệp đã ký xong hợp đồng xuất khẩu với các khách hàng lớn đến hết quý 3/2015. Tất nhiên, tại một số thời điểm được cho là chu kỳ “trống” trong tiếp nhận đơn hàng, như tháng 1 hoặc tháng 9, Công ty đã có dự liệu để điều hàng sản xuất ở mức cao nhất.


Xuất khẩu dệt may 2015 thuận lợi nhờ hiệu ứng thuận từ các FTA

Năm 2014, May Hưng Yên đã “về đích” với tổng kim ngạch xuất khẩu 350 triệu USD, tăng 16% so với năm 2013, và những thuận lợi về thị trường đang là động lực để 2015, doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất, kinh doanh tốt hơn.

Không riêng gì May Hưng Yên, một doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may là Tổng công ty CP May Nhà Bè (NBC), sở hữu hơn 20.000 lao động cũng cho biết, đã ký kết hợp tác với đối tác và có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm 2015.

“Với sự tín nhiệm của các nhà nhập khẩu đã đặt hàng doanh nghiệp, năm 2015 này, mục tiêu  cốt lõi của sự phát triển trong toàn thể NBC là đẩy mạnh năng suất, chất lượng để đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao nhất”, ông Nguyễn Ngọc Lân, Phó tổng giám đốc NBC cho biết.

Theo ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) kết quả xuất khẩu đạt được trong năm 2014 của ngành dệt may, với 24,5 tỷ USD, một mặt phản ánh sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành, nhưng cũng không thể không nói đến hiệu ứng thuận lợi từ hiệu quả  trong đàm phán các Hiệp định thương mại tự do, nhất là những Hiệp định này đều liên quan trực tiếp đến các thị trường chính như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh Hải quan Nga -  Belarus -  Kazakhstan.

Tuy các FTA định này chưa có hiệu lực nhưng sức hút lại rất lớn với đôi tác khi họ  quyết định chuyển đơn hàng từ những quốc gia không tham gia Hiệp định sang Việt Nam.

Đây là một trong những thuận lợi và là tiền đề để dệt may Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2015.

Kết quả của năm 2014 là kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các thị trường chủ lực đều tăng 2 chữ số, với 24,5 tỷ USD, tăng trưởng 19% so với năm 2013, tiếp tục khẳng định vị thế  tại hầu hết các thị trường trên thế giới.

Đơn cử, xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 9,8 tỷ USD, Nhật Bản 2,7 tỷ USD, Hàn Quốc xấp xỉ 2 tỷ USD...

Năm 2015 được nhận định là một năm có nhiều thuận lợi về thị trường với ngành dệt may, nhưng theo ông Trường, điều mà các doanh nghiệp mong muốn nhất là sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong nước được ổn định, Chính phủ duy trì ổn định trong tỷ giá, lãi suất…

Năm 2015, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 28 - 28,5 tỷ USD, tăng 4 - 4,5 tỷ USD so với năm 2013. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ được hứa hẹn sẽ vượt mốc 10 tỷ USD trong năm tới.

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/