Doanh nghiệp Việt vẫn coi nhẹ đầu tư cho thương hiệu

Ông Trần Minh Dũng - Chánh thanh tra Bộ KH & CN cho biết: Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của thương hiệu và vai trò của nó đối với bản thân sự phát triển của mình.
Doanh nghiệp Việt vẫn coi nhẹ đầu tư cho thương hiệu

Tại hội thảo "Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam thực trang và giải pháp", ông Trần Minh Dũng - Chánh thanh tra Bộ KH & CN cho biết: Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của thương hiệu và vai trò của nó đối với bản thân sự phát triển của mình. Nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mục tiêu ngắn hạn, lợi ích trước mắt, thiếu tầm nhìn dài hạn và thậm chí còn mang tính cảm tính. Các doanh nghiệp không nhận thức rõ sự cần thiết tạo dựng và phát triển thương hiệu nên đã không có chiến lược thương hiệu một cách rõ ràng, vì vậy lãng phí nhiều thời gian và có thể bỏ mất nhiều cơ hội thuận lợi.

Theo kết quả khảo sát với 500 doanh nghiệp do Báo Sài Gòn tiếp thị và Câu lạc bộ doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tiến hành vào tháng 9/2002: 50% doanh nghiệp được hỏi chỉ chi phí dưới 5% tổng doanh số cho thương hiệu, gần 80% số doanh nghiệp được hỏi không hề bố trí nhân sự cho việc tiếp thị và phát triển thương hiệu. Chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu có ảnh hưởng đến khả năng canh tranh của doanh nghiệp và 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản doanh nghiệp và chi cho tạo dựng thương hiệu là chi đầu tư.

Ông Dũng cũng chia sẻ thêm: Trong hoạch định chiến lược tạo thương hiệu, nhiều doanh nghiệp chỉ chú ý thị trường xuất khẩu mà coi nhẹ thị trường nội địa. Tên thương hiệu còn ôm đồm, hướng đến quá nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhiều tên thương hiệu còn quá dài, khó đọc. Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Thương mại đã khảo sát hơn 600 doanh nghiệp khách hàng nước ngoài của Việt Nam và thu được kết quả không mất khả quan do ấn tượng của người nước ngoài về hình ảnh biểu trưng cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam rất mờ nhạt..

Nhiều sản phẩm nổi tiếng và rất được ưa chuộng trên thế giới, nhưng do chưa chú ý đăng ký nhãn hiệu nên đã bị lợi dụng và bị thua thiệt nhiều như thuốc lá Vinataba, giày dép Bitis, cà phê Trung Nguyên…Ngoài ra, nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan không có biện pháp thật hữu hiệu để khống chế cũng là rào cản trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu và cạnh tranh của doanh nghiệp.

Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu có chuyển biến, nhận thức rõ hơn về thương hiệu, xác định đây là công cụ cạnh tranh cực kỳ quan trọng và đã từng bước có sự chuẩn bị về kế hoạch và chiến lược xây dựng thương hiệu.

Tại buổi hội thảo Bà Nguyễn như Quỳnh - Phó Chánh thanh tra Bộ KH&CN chia sẻ, việc quản lý thương hiệu mang lại rất nhiều hữu ích cho doanh nghiệp cùng với sự phát triển kinh doanh, uy tín của nhãn hiệu. Tuy nhiên việc quản lý nhãn hiệu tại Việt Nam còn tương đối nhiều khó khăn, phức tạp.

Để tăng cường bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, ngày 1.2.2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/CP, sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/CP ngày 24.10.1996, trong đó đã đưa vào các quy định mới nhằm bảo hộ hiệu quả hơn nhãn hiệu nổi tiếng. Để được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, chủ nhãn hiệu có thể nộp đơn yêu cầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng cho Cục SHTT.Cục sẽ xem xét đơn và ra Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng đối với nhãn hiệu liên quan. Nhãn hiệu được công nhận sẽ được bảo hộ theo Quy chế nhãn hiệu nổi tiếng và được đưa vào Danh mục các nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

Chủ các nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu xử lý các vi phạm liên quan đến nhãn hiệu của mình ngay cả trong trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng chưa được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. Khi xét một nhãn hiệu có khả năng vi phạm một nhãn hiệu nổi tiếng thì không chỉ so sánh với các sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm của nhãn hiệu nổi tiếng mà có thể xem xét với cả các sản phẩm khác loại nếu trong thực tế tồn tại nguy cơ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.




Theo Báo đời sống và Pháp luật
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/