Doanh nghiệp bán lẻ nỗ lực hội nhập

Trước sự lấn sân của các nhà bán lẻ nước ngoài, các DN trong nước đang nỗ lực xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là đầu tư mạnh mẽ về công nghệ, thương mại điện tử.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa


Thị trường bán lẻ Việt nam với quy mô đầu tư 110 tỷ USD năm 2016 và dự báo sẽ tăng lên 180 tỷ USD vào năm 2020, được đánh giá là một trong 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Tuy nhiên theo Bộ Công thương, thị phần bán lẻ hiện đại hiện mới chỉ chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ.
Các siêu thị, trung tâm thương mại hầu hết mới chỉ tập trung tại các TP lớn và khu vực nội thành, trong khi đó khu vực nông thôn và ngoại thành còn bỏ ngỏ rất nhiều.
Theo dự báo, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm, quy mô thị trường khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020, trong đó bán lẻ hiện đại chiếm trên 45% so với mức 25% của năm 2016. Đến năm 2020, theo quy hoạch, cả nước sẽ có khoảng 1.200-1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm.
Chính sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ trong nước đã thu hút rất nhiều các tập đoàn, nhà bán lẻ lớn của nước ngoài đến đầu tư trong những năm gần đây.
Đặc biệt, việc Việt Nam đã và đang chuẩn bị tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với nhiều chính sách ưu đãi càng làm cho thị trường trở thành “mảnh đất màu mỡ” của rất nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài.
Do đó, để trụ vững và phát triển, các DN, nhà bán lẻ trong nước đang nỗ lực chiếm lĩnh và giữ vững thị trường.
Trên thực tế, phần lớn những DN, nhà bán lẻ trong nước giữ vững được vị thế đều đã chủ động tìm ra hướng đi riêng bằng cách đẩy mạnh phát triển hệ thống, đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức bán hàng, tập trung vào thương mại điện tử…
Cụ thể như: Saigon Co.op, Tổng công ty thương mại Hà Nội, Công ty CP đầu tư Thế giới di động, FPT… đều đang chạy thử một số hạng mục dựa trên nền tảng công nghệ như thanh toán tự động ở phân khúc cao, phát triển phục vụ đa kênh.
Theo đó, ngoài bán lẻ theo phương thức truyền thống, Co.opmart đang trong giai đoạn hoàn chỉnh kênh bán hàng online. Đây sẽ là phương thức bán hàng trong tương lai, bởi nhu cầu người tiêu dùng mua sắm thông qua thương mại điện tử đang phát triển mạnh.
Với Công ty CP đầu tư Thế giới di động, từ cuối tháng 6 đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia với thương hiệu BigPhone tập trung vào điện thoại và tablet với 85% số lượng sản phẩm, 15% còn lại dành cho phụ kiện, sim số, thẻ cào.
DN này đặt mục tiêu mở từ 10-15 cửa hàng tại Campuchia trong năm nay. Khi mô hình này thành công, Thế giới di động sẽ tiếp tục mở rộng quy mô tại Phnom Penh, thị trường Lào và Myanmar.
Bên cạnh, BigPhone sẽ triển khai các dịch vụ trả góp, thanh toán hộ khi cửa hàng được mở rộng và hoạt động ổn định. Cùng với bộ máy đang có, công ty này đang tìm kiếm nhân sự để vận hành và phát triển tại thị trường mới.
Cạnh đó, khi chia sẻ với giới truyền thông, lãnh đạo Pico cho biết, đã thành lập tổ nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch xâm nhập các thị trường tiềm năng như Myanmar, Lào, Campuchia.
Trong các quốc gia lân cận, Myanmar là lựa chọn hàng đầu vì thị trường này khá thuận lợi, mặt bằng dễ tìm kiếm và chưa có cạnh tranh. Trước đó, Satra và Saigon Co.op cũng đã lên kế hoạch mở rộng ra thị trường nước ngoài, ưu tiên các nước khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Campuchia. 
Mặc dù thị trường Campuchia, Lào hay Myanmar được đánh giá là rất tiềm năng nhưng việc thâm nhập không dễ dàng. Chia sẻ về những khó khăn khi khai phá thị trường Campuchia, ông Hồ Viết Đông, Tổng giám đốc Thế giới di động tại Campuchia cho biết, “Mặc dù được sự hợp tác của các hãng điện thoại, nhưng chúng tôi phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc mở cửa hàng đầu tiên tại Campuchia.
Thị trường điện thoại không chính hãng tại đây vẫn còn phức tạp. Việc nuôi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực cho mục tiêu lâu dài cũng cần được xét đến”.
Thâm nhập thị trường nước ngoài đối với ngành bán lẻ điện máy đã khó, việc thâm nhập của ngành bán lẻ tổng hợp càng khó khăn hơn. Saigon Co.op đã có kế hoạch mở siêu thị tại Campuchia nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Ông Nguyễn Thành Nhân, Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, lý do của sự chậm trễ này là do đối tác Campuchia thay đổi. Không chỉ đơn giản là hệ thống cửa hàng mà DN bán lẻ tổng hợp muốn thành công phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống logistics mang tính toàn cầu hóa, mà điều này là không dễ.
“Dù vậy, kế hoạch đưa thương hiệu ra các nước trong khu vực sẽ không dừng lại và hiện tại chúng tôi đang làm việc với một số đối tác. Chậm nhất là đến năm 2020, Co.opmart sẽ có mặt tại Lào, Myanmar” - ông Nhân khẳng định.




Theo tapchithue.com.vn

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/