“Điểm mặt” dự án bất động sản tỷ đô tại Đông Nam Bộ

Hiện còn tới 240 dự án FDI bất động sản còn hiệu lực tại vùng Đông Nam Bộ với tổng số vốn đăng ký là 27,18 tỷ USD, chiếm 23,6% về vốn đăng ký.
“Điểm mặt” dự án bất động sản tỷ đô tại Đông Nam Bộ

Một góc Hồ Tràm Resort, Bà Rịa Vũng Tàu.

Vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH).
Đặc biệt, đây là khu vực có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hoá dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ  du lịch, dịch vụ  viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong năm 2014 Vùng Đông Nam Bộ thu hút được 644 dự án cấp mới và 283 dự án tăng vốn với tổng số vốn cả đăng ký cấp mới và tăng vốn là 7,21 tỷ USD, chiếm 35,9% tổng vốn đầu tư so với cả nước và là vùng dẫn đầu đầu tư nước ngoài năm 2014.

Tính lũy kế đến 15/12/2014, Đông Nam Bộ có 9.764 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 114,95 tỷ USD. Đây là khu vực thu hút đầu tư nước ngoàilớn nhất trong cả nước chiếm 56% số dự án; 45,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Bình quân 1 dự án FDI của vùng khoảng 11,8 triệu USD/dự án, thấp hơn so với bình quân của cả nước là 14,32 triệu USD/dự án.

Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong vùng với 5.196 dự án, tổng số vốn đăng ký 38 tỷ USD chiếm 31,1 % tổng vốn đầu tư.

Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 2 với 303 dự án đăng ký, tổng vốn vốn là 26,7 tỷ USD chiếm 23,2% tổng vốn đầu tư.

Đứng thứ 3 là Đồng Nai với 1.249 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 22,35 tỷ USD chiếm 19,4 tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Bình Dương với 19,98 tỷ USD chiếm 17,4% vốn đầu tư.

Các tỉnh còn lại là Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Phước, Ninh Thuận lần lượt chiếm 3,1%; 2,1%; 0,82, 0,7% tổng vốn đầu tư của cả vùng.

Các nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn vùng Đông Nam Bộ đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, hầu hết các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 5.411 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt 57,6 tỷ USD chiếm 55% về số dự án và 50,1% về vốn đăng ký.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 240 dự án với tổng số vốn đăng ký là 27,18 tỷ USD chiếm 23,6% về vốn đăng ký.

Lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đứng thứ 3 với 105 dự án, tổng số vốn đăng ký là 6,18 tỷ USD chiếm 5,4% vốn đăng ký.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến nay đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư vào khu vực Đông Nam Bộ.

Trong đó dẫn đầu là Singapore với 962 dự án, tổng số vốn là 15,31 tỷ USD chiếm 9,9% tổng số dự án 13,3% về vốn đăng ký.

Hàn Quốc đứng thứ 2 với 2.016 dự án tổng số vốn là 14,96 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng số dự án và 13 % về vốn đăng ký.

Đứng thứ 3 là Đài Loan với 1.659 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký 13,1 tỷ USD chiếm 11,4% vốn đầu tư.

Nhật Bản đứng thứ 4 với 1.195 dự án với tổng số vốn đăng ký 12 tỷ USD chiếm 10,4% vốn đầu tư cả toàn vùng.

Một số dự án FDI lớn của Vùng Đông Nam Bộ:

- Công ty TNHH dự án Hồ Tràm với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,23 tỷ USD do ASIAN Coast Development (Canada) Ltd, đầu tư tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với mục tiêu xây dựng kinh doanh khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, khu khách sạn, vui chơi có thưởng    .     

- Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,77 tỷ USD dự án đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu, nhà đầu tư Thái Lan với mục tiêu sản xuất và tiêu thụ hóa chất, khí công nghiệp, vật liệu nhựa, sản phẩm từ dầu khí.  

- Công ty TNHH một thành viên đô thị đại học quốc tế Berjaya Vietnam với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, do nhà đầu tư Malaysia, đầu tư lĩnh vực Kinh doanh bất động sản.

- Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1, tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,01 tỷ USD dự án đầu tư tại Bình Thuận, nhà đầu tư Trung Quốc

- Công ty TNHH Thiết kế và xây dựng Phú Thăng Long, với tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ USD, do nhà đầu tư Samoa, đầu tư tại Bình Dương vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Vùng Đông Nam Bộ gồm 8 tỉnh: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Phước, Ninh Thuận.  

VŨ MINH

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/