Với cơ sở khoa học thực tiễn trồng thử nghiệm và nhu cầu trong nước và trên thế giới về hạt mắc ca, đồng thời với việc đề xuất bổ sung cây mắc ca vào nhóm cây nông, công, lâm nghiệp mũi nhọn, báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị Thủ tướng xem xét và cho ý kiến chỉ đạo về việc ban hành các chủ trương, chính sách khuyến khích việc trồng, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm của loại cây;
Ban hành chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với hộ nghèo tại vùng biên giới xa xôi có ý nghĩa về chính trị; Cho phép thành lập Hiệp hội mắc ca Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp/hộ nông dân trong quá trình phát triển trồng, chế biến và tiêu thụ hạt mắc ca ở Việt Nam.
Mắc ca ra hoa và thành trái đủ lớn để thu hoạch trong vòng 6 tháng. |
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thúc đẩy nhanh việc xây dựng Chương trình quốc gia về phát triển cây mắc ca, chú trọng việc phát triển cây mắc ca thành cây mũi nhọn của vùng Tây Nguyên với việc mở rộng quy mô diện tích một cách vững chắc, ứng dụng công nghệ cao và khai thác đồng bộ chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
Đồng thời Báo cáo cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng chính sách ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho việc phát triển cây mắc ca, đồng thời khuyến khích hệ thống Ngân hàng thương mại đồng hành cùng Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho các hộ nông dân trồng cây mắc ca.
PV
Theo Vietnamnet