“Đại gia” nào đang chi phối thị trường kem Việt?

Thị trường ngành kem Việt Nam khá đa dạng và rõ ràng về từng phân khúc sản phẩm. Sẽ không quá ngạc nhiên khi top những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong thị trường kem Việt đều là những cái tên quen thuộc.
“Đại gia” nào đang chi phối thị trường kem Việt?

Theo Euromonitor, năm 2014, mảng kem của KIDO Group (KDC) đang giữ vị trí dẫn dầu thị trường với thị phần 36%, theo sau là Vinamilk và Kem Thủy Tạ.

Sau khi từ bỏ mảng bánh kẹo, KIDO Group vẫn tiếp tục tập trung phát triển mảng Kem và sản phẩm từ sữa. Bắt đầu tư quý III năm nay, mảng kinh doanh này sẽ trở thành sản phẩm mang lại nguồn doanh thu lớn nhất cho KIDO với tỷ trọng khoảng 80%. Cùng với việc phát triển các mảng Thực phẩm và gia vị, mục tiêu trong 3 năm tới của KIDO là mảng Kem & các sản phẩm sữa sẽ đóng góp khoảng 30% vào cơ cấu doanh thu tập đoàn.

Trên thực tế sự phân hóa trong thị trường kem Việt khá rõ ràng khi Vinamilk chỉ chuyên sản xuất kem thố - sản phẩm tạo lợi thế ở phân khúc bán lẻ, KIDO sản xuất kem que (gồm 3 thương hiệu chính là Merino, Celano và Well Yo) – sản phẩm này có thế mạnh ở thị trường trung cấp.

 (Nguồn: FPTS)

Thị trường kem Việt cũng đang chứng kiến sự gia nhập mạnh mẽ của các thương  hiệu thế giới, đặc biệt sau khi thương hiệu kem Mỹ nổi tiếng là Buds tiến vào Việt Nam.

Theo sau đó, các thương hiệu kem ngoại lớn như BaskinRobbins, Snowee, Swensens, Hagen-Dazs, Fanny, Dairy Queen... đều lần lượt có mặt tại Việt Nam. Những thương hiệu này tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Nha Trang, Vũng Tàu…

Theo thông tin từ FPTS, Baskin Robbins đã có 23 cửa hàng sau 3 năm tiến quân vào Việt Nam, Buds có 8 chi nhánh, 6 cửa hàng franchise và 7 kios. Fanny có 4 cửa hàng ở TP.HCM và 1 cửa hàng ở Hà Nội. Những thương hiệu ngoại này chủ yếu tập trung vào phân khúc trung và cao cấp.

Fanny Việt Nam đang là thương hiệu ngoại có thị phần lớn nhất tại Việt Nam với 1,64%.

Mặc dù các vị trí dẫn đầu hiện nay vẫn trong tay các doanh nghiệp nội song sự sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây và lối sống mới của giới trẻ, sự tăng trưởng trong thu nhập sẽ dần đẩy thị phần của các hãng kem ngoại tăng lên.

Cùng với sự thay đổi này, cơ cấu khách hàng cũng sẽ dần dịch chuyển từ tầm phổ thông sang mức trung và cao cấp, đây sẽ là áp lực với doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai.


Theo Nhịp sống kinh doanh

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/