Cuốn tiểu thuyết làm “điên đảo” châu Âu suốt 2 thế kỷ

Vào nửa cuối thế kỷ 18, một cuốn tiểu thuyết đã đi vào lịch sử văn học châu Âu bởi sức ảnh hưởng ngoài tưởng tượng của nó.

Năm 1774, Johann Wolfgang von Goethe xuất bản một cuốn sách gây tiếng vang là "The Sorrows of Young Werther" (Tạm dịch: Nỗi đau của chàng Werther). Tác phẩm này đã nhanh chóng được dịch ra mọi thứ ngôn ngữ ở châu Âu và "cơn sốt Werther" đã bao trùm khắp cả châu lục.

Trang bìa bản in đầu tiên cuốn Nỗi đau của chàng Werther
Trang bìa bản in đầu tiên cuốn Nỗi đau của chàng Werther

Cuốn sách là một câu truyện về Werther, một nghệ sĩ trẻ đã từ bỏ xã hội rối ren đang sống để chuyển về thị trấn nhỏ Warheimu ở Đức, nơi có phong cảnh rất đẹp, thiên nhiên hoang dã và kết giao với những người ở tầng lớp dưới . Ở đó Werther đã gặp một người con gái xinh đẹp tên là Lothéa và yêu cô. Lothéa không thể đón nhận tình cảm của anh bởi đã hứa hôn với một người khác. Điều này khiến Werther chìm đắm trong đau khổ và cuối cùng tự sát bằng khẩu súng lục mượn từ người chồng mới cưới của cô gái.

Cuốn sách đã đánh trúng tâm lý của độc giả trẻ thế kỉ 18. Ảnh hưởng của nhân vật này tới công chúng là rất lớn. Sau khi cuốn sách được xuất bản, giới trẻ ở châu Âu đua nhau mặc những chiếc áo khoác xanh, gi-lê vàng, giày ống gập, mũ phớt… giống nhân vật ưa thích của mình. Thuật ngữ "best-seller" được tạo ra để mô tả thành công cho cuốn sách. Không lâu sau khi xuất bản, cuốn sách liên tục bị in lậu, đạo văn và bắt chước. Nội dung câu chuyện còn được diễn lại trong các vở opera, kịch nói, ba-lê, văn thơ cùng các bản nhạc. Và có vẻ như chừng đó vẫn là chưa đủ với công chúng.

Chân dung Johann Wolfgang von Goethe, một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới.
Chân dung Johann Wolfgang von Goethe, một trong những vĩ nhân của văn học thế giới

Quảng cáo
Dù cuốn sách rất thành công nhưng Goethe không có ý định viết thêm. Tác giả người Đức này làm mọi cách để tránh xa khỏi cuốn sách gây sốt của mình. Trước phản ứng đó của Goethe, một loạt các tác phẩm do người hâm mộ tự sáng tác đã xuất hiện và bùng nổ. Hàng nghìn tác phẩm được viết để nối tiếp mạch truyện mà Werther đã kết thúc. Một số các tác phẩm còn tìm được thành công cho riêng mình. Trong đó phải kể đến tác phẩm đối ngược lại câu truyện gốc, có tên là "The Joys of Young Werther" (Niềm vui của chàng Werther).
 
Chân dung Johann Wolfgang von Goethe, một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới.
Bi kịch của chàng Werther đã gây lên một sơn sốt có hiệu ứng lan rộng và lâu dài trong công chúng châu Âu và khắp các châu lục.
 
Cuối thế kỉ 18, bất kỳ người châu Âu nào cũng có thể mua được các mẫu tượng, quần áo, đồ làm bếp hay thậm chí cả loại rượu mang tên "Werther". Gần như tất cả mọi thứ đều có thể gắn với hình ảnh của Werther hoặc câu chuyện tình yêu của anh. Có thể nói thành công của nhân vật Werther đã kéo dài rất lâu. Cơn sốt này phổ biến và lâu dài tới mức mà hàng chục năm sau, khi Napoleon tới Ai Cập, cuốn sách này là một trong 3 cuốn sách mà ông mang theo. Napoleon đã đọc nó tới 7 lần, ông thậm chí còn cho triệu kiến tác giả để gặp và nói chuyện về cuốn sách vào năm 1808. Cho tới tận thế kỉ 19, nhân vật Werther vẫn in sâu trong tâm trí công chúng khi William Makepeace Thackeray viết bài thơ mang tên "Sorrows of Werther".

Phan Hạnh
Theo KGN


Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/