Cơ hội mới cho Việt Nam trên thị trường EU

Sau gần 10 năm đán phán, ngày 12/2, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Đây là sự kiện quan trọng, mở ra cơ hội phát triển thương mại mới giữa Việt Nam – EU, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường toàn cầu.
 Cơ hội mới cho Việt Nam trên thị trường EU
EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm

EVFTA là một Hiệp định thế hệ mới, với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực sau 1 tháng kể từ khi hai bên thông báo cho nhau là đã hoàn tất các thủ tục pháp lý sau khi Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn thủ tục cuối là Hội đồng châu Âu tán thành. Khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định (vào tháng 5/2020) , tiếp đó Chủ tịch nước ký ban hành, được coi hoàn tất các thủ tục pháp lý và sau một tháng, sẽ được áp dụng trên thực tế. 

Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: Thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); Quy tắc xuất xứ;  hải quan và thuận lợi hóa thương mại; Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch (SPS);  Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); Phòng vệ thương mại (TR); Thương mại dịch vụ;  đầu tư; cạnh tranh; Doanh nghiệp nhà nước; Mua sắm của Chính phủ; Sở hữu trí tuệ; thương mại và Phát triển bền vững; Hợp tác và xây dựng năng lực và các vấn đề pháp lý - thể chế.

Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Hiệp định EVFTA quy định, đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Các cam kết cụ thể đối với một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam vào EU như sau:

- Dệt may:  Trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm.

- Giày dép: EU cam kết giảm thuế xuống 0% đối với 42,1% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 03 năm và 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực thì tỷ lệ này sẽ lần lượt là 73,2% và 100%.

- Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho ta hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn.

- Gạo: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định.

- Đường: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa đường trên 80%.

- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan...

Ngoài ra,  các sản phẩm khác như củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Đối với các sản phẩm thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế quan, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 25.000 tấn tinh bột sắn (trên tổng nhập khẩu của EU là 33.000 tấn); 5.000 tấn ngô ngọt (riêng ngô bao tử sẽ không bị hạn ngạch thuế quan và được hưởng thuế suất 0% trong vòng 7 năm); 400 tấn tỏi và 350 tấn nấm. Thuế suất trong hạn ngạch của tất cả các mặt hàng thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế quan của EU là 0%.

Các cam kết trong Hiệp định EVFTA được đánh giá là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Điều này đặc biệt có ý nghĩa vì EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta.

Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp Việt nam phải bảo đảm hàng hóa của mình phải đáp ứng đủ và đúng yêu cầu của Hiệp định về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa của mình.Bên cạnh đó, yêu cầu về quy tắc nguồn gốc xuất xứ cũng rất chặt chẽ, các mặt hàng muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định.

Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu. Để có thể cạnh tranh và tận dụng được các cơ hội mà hiệp định mang lại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn của các quốc gia EU.

Hiệp định thực thi, không chỉ giúp Việt Nam chúng ta có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường mà còn là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại các mặt hàng xuất khẩu.



Theo Tạp chí Tài Chính

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/