Việc đàm phán đã diễn ra trong 5 năm qua nhưng lần này các bên tham gia có độ nhất trí cao, gia tăng khả năng ký kết trong vòng đàm phán này.
Phó chủ tịch phụ trách khu vực Châu Á tại Phòng Thương mại Mỹ (USCC) Tami Overby cho biết ông đã nói chuyện với các nhà đàm phán của Mỹ cũng như của nước khác và mọi người đều cảm thấy một kết quả khả quan "có thể đạt được trong tầm tay."
Những nước hưởng lợi
Giám đốc điều hành Deborah Elms của Trung tâm Thương mại Châu Á (ATC) nhận định quốc gia được hưởng lợi nhất từ TPP sẽ là Việt Nam khi nhà đầu tư quốc tể “đổ xô” vào thị trường này. Tiếp theo đó là Malaysia và Nhật Bản.
Viện kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) cũng đồng ý với quan điểm trên khi cho rằng Mỹ giảm thuế các mặt hàng may mặc, giày dép (những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam) sẽ thúc đẩy giao dịch thương mại Mỹ-Trung, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, TPP sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong số các thành viên.
PIIE cũng dự đoán tăng trưởng nguồn thu và xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 13,6% và 31,7%, cao nhất so với các thành viên khác, nhờ lợi ích từ TPP mang lại.
Đối với Malaysia, quốc gia này vẫn chưa có hiệp định thương mại song phương với Mỹ, Canada và Mexico nên nước này là thành viên được hưởng lợi lớn thứ 2 nhờ TPP.
Hiệp định TPP cũng là một lợi thế lớn đối với Nhật Bản khi nước này có thể tận dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ, vốn tương đối kém cạnh tranh.
Những nước chịu thiệt
Không có thành viên TPP nào sẽ phải chịu thiệt khi thỏa thuận được ký kết bởi hiệp định này sẽ thúc đẩy thương mại giữa các nước trong tổ chức.
Theo PIIE, Trung Quốc là nước chịu thiệt nhiều nhất bởi TPP và xuất khẩu của nước này có thể giảm 1,2% nếu hiệp định được ký kết.
Do Việt Nam được hưởng lợi lớn từ thị trường Mỹ, các nhà xuất khẩu may mặc và quần áo khác tại Châu Á có thể bị ảnh hưởng, như Bangladesh, Campuchia, Pakistan và Sri Lanka.
Ngành xuất khẩu của Ấn Độ khá đa dạng nhưng riêng lĩnh vực dệt may và quần áo đã chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu trong khoảng 2014-2015. Vì vậy, chắc chắn Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng khi TPP được ký kết.
Ngoài ra, PIIE dự đoán Châu Âu sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do khu vực này đã ký kết nhiều thỏa thuận thương mại song phương với các nền kinh tế Châu Á. Thậm chí khu vực này đang đàm phán Hiệp định Kinh tế Chiến lược Đại Tây Dương (TTIP) với Mỹ.
Bây giờ hoặc không bao giờ?
Các cuộc đàm phán TPP trước đây đã bị trì hoãn bởi nhiều vấn đề liên quan đến dược phẩm, trợ cấp nông nghiệp, xuất khẩu sữa… nhưng cuộc đàm phấn lần này có nhiều hy vọng được ký kết nhất khi các bên có sự nhất trí cao. Hơn nữa, các chuyên gia nhận định vòng đám phán này là cơ hội thuận lợi cuối cùng để hoàn thành thỏa thuận.
Trong trường hợp TPP không được ký kết, các bên sẽ phải đợi cho đến kết thúc cuộc chạy đua bầu cử tổng thống Mỹ vào năm sau. Với khoảng thời gian dài như vậy, nhiều rủi ro có thể xảy ra.
Theo Phó chủ tịch Overby, có khả năng thỏa thuận TPP sẽ được ký kết dựa trên những nguyên tắc cơ bản, còn những điều khoản chi tiết sẽ được đàm phán sau.
Theo NDH